Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 5b/NQ-BCH về “Đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới” và 20 năm phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
21/03/2016
Đến dự Hội nghị có Đồng chí Mai Đức Chính - Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn, đồng chí Lê Trọng Sang - Trưởng Ban quan hệ Lao động TLĐ, các đồng chí lãnh đạo Công đoàn Ngành và hơn 100 đại biểu đại diện cho các công đoàn trực thuộc trong toàn ngành.
Báo cáo Tổng kết do đồng chí Bùi Xuân Mạch - Uỷ viên ban Thường vụ, Trưởng Ban chính sách pháp luật Công đoàn Ngành trình bày tại hội nghị đã nêu bật kết quả 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 5B/NQ-BCH VỀ “ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG TÌNH HÌNH MỚI” và 20 năm thực hiện phong trào xanh sạch đẹp an toàn vệ sinh lao động đó là:
I . Về 10 năm thực hiện Nghị quyết 5B
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, huấn luyện cho CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn thực hiện các quy định, chế độ chính sách về BHLĐ.
Hàng năm, CĐN và các cấp công đoàn đều xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn công đoàn các cấp thực hiện các quy định về đảm bảo ATVSLĐ, PCCN, BNN. Khẩn trương xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai về “Đẩy mạnh công tác BHLĐ của tổ chức công đoàn trong tình hình mới” theo tinh thần của nghị quyết; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, nghị định chính phủ, thông tư của Bộ LĐTBXH, BYT, TLĐLĐVN; hướng dẫn tổ chức và thực hiện công tác ATVSLĐ trong cơ sở lao động; Bộ Luật lao động và Bộ luật Lao động (sửa đổi bổ sung) và các văn bản hướng dẫn khác...đến các cấp công đoàn, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp công đoàn, đoàn viên, NLĐ và NSDLĐ về công tác BHLĐ; góp phần tích cực vào việc cải thiện điều kiện lao động, hạn chế tới mức thấp nhất TNLĐ, BNN.
2. Công tác tham gia xây dựng và thực hiện pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến công tác BHLĐ, giám sát, kiểm tra, thanh tra về BHLĐ, điều tra TNLĐ và giám sát việc giải quyết chế độ TNLĐ; xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc.
Công đoàn Ngành thường xuyên phối hợp với hội đồng BHLĐ, Cục chế biến Nông Lâm Thủy sản và nghề Muối, Trung tâm y tế lao động của Bộ Nông nghiệp và PTNT (nay là Bệnh viên Nông nghiệp) kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật BHLĐ tại các đơn vị, doanh nghiệp đặc trưng cho các loại hình sản xuất kinh doanh thuộc Bộ quản lý. Nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: các biện pháp về kỹ thuật an toàn, PCCN; vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa BNN; tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện BHLĐ; phương án PCCC.
Các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra và tự kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật BHLĐ ở cơ sở.
3. Hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác BHLĐ; phong trào thi đua lao động sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc.
- Phong trào quần chúng làm công tác BHLĐ
Để đồng hành cùng doanh nghiệp trong công tác ATVSLĐ, hàng năm Ban Thường vụ Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức phát động, ký kết thi đua thực hiện phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” hoặc thông qua hội nghị NLĐ, hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATLĐ, PCCN, “Tháng công nhân” hàng năm…các CĐCS đã tổ chức phát động, tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích của phong trào, thu hút sự hưởng ứng của đông đảo đoàn viên và NLĐ.
- Tổ chức và hoạt động của mạng lưới ATVSV
Mạng lưới ATVSV đã được tổ chức và kiện toàn tại tất cả các doanh nghiệp trong đó phần lớn được bầu chọn trực tiếp từ các nhóm, tổ, đội sản xuất, công trường thi công, là những NLĐ trực tiếp sản xuất, có trình độ, có am hiểu về nghiệp vụ, có nhiệt tình... Mạng lưới ATVSV đã thực sự góp phần đảm bảo an toàn trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn, sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân; hướng dẫn các biện pháp an toàn đối với NLĐ; cải thiện các điều kiện làm việc; kiến nghị khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh của máy, thiết bị tại nơi làm việc.
- Tổ chức phong trào thi đua lao động sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc
Tại các doanh nghiệp, phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” diễn ra sôi nổi với nhiều nội dung thiết thực; công đoàn cơ sở đã động viên đoàn viên, công nhân lao động tích cực, năng động, sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; thực hành tiết kiệm, giảm chi phí quản lý, định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng để nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng máy máy móc thiết bị, tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao đủ sức cạnh tranh, tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, đẩy mạnh phong trào “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, đảm bảo ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ”;
- Công tác tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác BHLĐ của công đoàn
Được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ, hiện nay Hội đồng BHLĐ cấp bộ đã được kiện toàn do một đồng chí thứ trưởng là chủ tịch hội đồng, một đồng chí phó chủ tịch công đoàn ngành làm phó chủ tịch và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng của Bộ và Công đoàn Ngành tham gia.
- Tại các có quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành, tổ chức công đoàn đã chủ động phối hợp chặt chẽ với chuyên môn đồng cấp bố trí, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ làm công tác BHLĐ ở cơ sở, đảm bảo các cá nhân tham gia là những người có trình độ, có hiểu biết về pháp luật, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ công tác bảo đảm ATVSLĐ. Đối với tổ chức công đoàn, đều phân công đồng chí chủ tịch hoặc phó chủ tịch tham gia là thành viên hội đồng BHLĐ cơ sở.
- Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật BHLĐ vào thực tế chưa được nhiều; phong trào phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở một số đơn vị chưa thực sự được quan tâm.
- Cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc ngành thiếu ổn định, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ đã, đang tiến hành cổ phần hóa hoặc phải thu hẹp, tạm dừng sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì công tác tuyên truyền vận động cũng như kiểm tra, giám sát công tác BHLĐ nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.
- Quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ của các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng; đặc biệt đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác ATVSLĐ. Tuy nhiên việc xử lý vi phạm chưa được triệt để; việc thanh tra, kiểm tra chủ yếu mang tính chất tuyên truyền vận động và kiến nghị; mức xử phạt hành chính còn thấp chưa tương xứng với các vi phạm của doanh nghiệp.
- Một số đơn vị, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm thực hiện công tác huấn luyện BHLĐ, xây dựng các quy chế có liên quan còn mang tính hình thức, rập khuôn, máy móc, nhiều vấn đề chưa được công khai cho NLĐ biết theo quy định. Bên cạnh đó, BCH công đoàn trong một số đơn vị chưa thực sự tích cực, chủ động phát huy vai trò của mình trong mối quan hệ với NSDLĐ, nên khó hoặc ít tranh thủ được sự ủng hộ của lãnh đạo và NSDLĐ.
- Nguồn kinh phí chi cho việc tập huấn BHLĐ còn gặp nhiều khó khăn cũng là một tác động gây ảnh hưởng cho việc tổ chức các hoạt động.
- Một số bài học kinh nghiệm
1. Các cấp công đoàn cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, lãnh đạo và NSDLĐ tại đơn vị tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến Bộ Luật Lao động, các Nghị định, các Thông tư của Chính phủ và các quy định của ngành và các văn bản có liên quan về công tác BHLĐ đến toàn thể cán bộ, công chức, NLĐ và NSDLĐ để mọi người hiểu rõ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đã được đề ra.
2. Cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác BHLĐ ở tất cả các cấp; tổ chức thường xuyên, nghiêm túc việc kiểm tra công tác BHLĐ tại tất cả các cơ sở, đặc biệt là tại những cơ sở có nguy cơ cao về mất an toàn lao động, cháy, nổ nhằm phát hiện, phòng ngừa nguy cơ mất an toàn lao động.
3. Cần tích cực, chủ động cập nhật các thông tin có liên quan đến công tác BHLĐ để kịp thời bổ sung và điều chỉnh các nội dung về ATVSLĐ cho phù hợp, đạt hiệu quả cao.
4. Thường xuyên quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo và kiện toàn lại hội đồng BHLĐ ở các cấp; kịp thời kiến nghị xử lý thích đáng các hành vi của tập thể và các nhân gây mất an toàn lao động; đồng thời kiến nghị các cấp, các ngành có các hình biểu dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm ATVSLĐ, PCCN.
5. Tăng cường chế độ thông tin, báo cáo, đặc biệt là đối với các vụ TNLĐ đã xảy ra; đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin và các hình thức báo cáo.
II. VỀ TỔNG KẾT 20 NĂM PHONG TRÀO “XANH - SẠCH - ĐẸP, BẢO ĐẢM AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG”
1. Các hình thức tuyên truyền, tổ chức phát động, duy trì và phát triển phong trào của các cấp công đoàn.
- Tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho cán bộ công đoàn và đội ngũ ATVSV các cấp; thường xuyên cập nhật, cung cấp những thông tin có liên quan đến công tác ATVSLĐ, PCCN trong trang thông tin của ngành, các ấn phẩm phát hành hàng tháng, quý và các trang thông tin nội bộ.
- Treo các băng rôn, khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền, cổ động, mạng lưới truyền thanh nội bộ về công tác bảo đảm ATVSLĐ, PCCN tại các khu vực sản xuất và cổng ra vào hoặc các vị trí dễ nhìn, dễ thấy tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
- Tổ chức cấp phát các tài liệu tuyên truyền, biên soạn tờ rơi tuyên truyền về ATVSLĐ, PCCN tại các cuộc họp, hội nghị với các nội dung liên quan đến công việc đặc thù của cơ quan, đơn vị.
2. Nâng cao nhận thức của cán bộ và CNLĐ trong việc bảo đảm ATVSLĐ, bảo vệ môi trường. Duy trì hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ - PCCN, bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, vận động lãnh đạo, NSDLĐ và NLĐ hiểu rõ về ATVSLĐ, PCCN; các biện pháp phòng tránh và tự bảo vệ.
- Tổ chức tốt việc khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ theo đúng quy định; đối với NLĐ làm việc tại những vị trí, địa điểm có nguy cơ cao mắc BNN tổ chức công đoàn đã phối hợp với chính quyền nâng tần suất khám sức khỏe hàng năm với chi phí cao hơn quy định để kịp thời phát hiện lao động mắc BNN từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và DNNN đã đưa các nội dung bảo đảm ATVSLĐ, PCCN, tai nạn giao thông vào các tiêu chí bình xét các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng, đánh giá cán bộ, công chức, đảng viên hàng năm.
3. Tổ chức và phát triển mạng lưới ATVSV, lực lượng nòng cốt để thực hiện phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” và thực hiện công tác ATVSLĐ, phòng ngừa TNLĐ, BNN.
Đội ngũ ATVSV trong các doanh nghiệp là cầu nối giữa NLĐ và NSDLĐ trong việc thực hiện các quy định về an toàn trong quá trình sản xuất, góp phần giúp các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt hơn công tác ATVSLĐ, PCCN. Đội ngũ này vừa là người hướng dẫn công tác an toàn cho NLĐ vừa là người theo dõi, giám sát và kiến nghị với NSDLĐ trong việc thực hiện các quy định về an toàn. TNLĐ giảm hay tăng trong quá trình sản xuất đều có đóng góp của đội ngũ ATVSV này.
Các cấp công đoàn trong ngành đã tập trung củng cố, kiện toàn đội ngũ ATVSV theo đúng quy định và đặc thù công việc như: chủ động lựa chọn những công nhân lành nghề, gương mẫu, có uy tín để giới thiệu cho tập thể NLĐ bầu chọn làm ATVSV, sau đó tiếp tục cử tham dự những lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp hoạt động cho các ATVSV. Đồng thời, luôn duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ của mạng lưới ATVSV tại hầu hết các đơn vị.
4. Cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp.
Để cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp, tổ chức công đoàn đã chủ động kiến nghị với lãnh đạo, NSDLĐ ở các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng, nâng cấp nhà xưởng, nơi làm việc; sửa chữa, mua sắm máy móc, thiết bị đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ và an toàn. Các dụng cụ, phương tiện phục vụ cho công tác chữa cháy như máy bơm chữa cháy, bình chữa cháy các loại, lăng, vòi ba chạc… luôn được kiểm tra, sẵn sàng sử dụng tại mọi thời điểm.
5. Công tác kiểm tra bảo đảm ATVSLĐ, bảo vệ môi trường của công đoàn.
Trong thời gian qua, các cấp công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc kiểm tra, tự kiểm tra công tác BHLĐ; đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn đồng cấp tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác BHLĐ, thực hiện pháp luật có liên quan trực tiếp với NLĐ. Thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện những đơn vị, doanh nghiệp thực hiện chưa đầy đủ, chưa tốt các quy định của pháp luật về công tác đảm bảo ATVSLĐ, PCCN;
6. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
1. Tồn tại, hạn chế.
- Tại một số đơn vị, doanh nghiệp công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất tại đơn vị vẫn còn sơ sài, hình thức; việc giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về ATVSLĐ còn chưa thực hiện thường xuyên; trang bị BHLĐ cá nhân còn thiếu và chưa đúng chủng loại.
- Hoạt động công đoàn trong công tác BHLĐ tại một số đơn vị chưa thể hiện hết vai trò. Vẫn còn tỉnh trạng những tổ, đội, đơn vị, doanh nghiệp còn để xảy ra vi phạm các quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Một số ít NLĐ hạn chế về kiến thức, kỹ năng và thiếu chủ động trong phòng ngừa TNLĐ, BNN cho chính bản thân.
- Việc tổ chức huấn luyện chuyên sâu cho NLĐ làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các nguy cơ tiềm ẩn mối nguy hiểm và gây mất an toàn đôi khi còn chưa được chú trọng đúng mức. Công tác tuyên truyền giáo dục ATVSLĐ nhiều đơn vị còn thiếu chiều sâu, thiếu biện pháp cảnh báo, phòng ngừa dẫn đến tình trạng một số NLĐ mới chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập mà xem nhẹ bảo đảm ATVSLĐ cho chính mình.
- Hệ thống hồ sơ, sổ sách quản lý về ATVSLĐ còn thiếu, chưa đồng bộ và phù hợp; công tác thống kê báo cáo công tác ATVSLĐ và TNLĐ chưa được thực hiện nghiêm túc...
- Một số ít đơn vị chưa tổ chức được hoàn chỉnh bộ máy quản lý công tác ATVSLĐ (thành phần trong Hội đồng BHLĐ chưa đầy đủ); cán bộ chuyên trách về ATLĐ của các đơn vị tuy đã được củng cố và quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng đúng với yêu cầu của công tác ATVSLĐ và còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
- Vẫn để xảy ra TNLĐ chết người, số vụ có người chết do đặc thù của ngành, nghề chưa được khắc phục triệt để. Công tác ATVSLĐ của một số cấp công đoàn còn yếu, chưa thực sự chủ động trong việc phối hợp hoạt động với NSDLĐ.
7. Một số bài học kinh nghiệm
Để phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” thực sự phát huy hiệu quả, góp phần giảm thiểu TNLĐ, cải thiện môi trường và BNN thời gian tới các cấp công đoàn cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Một là, tiếp tục duy trì và phát triển phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác ATVSLĐ. Triển khai sâu rộng các phong trào thi đua, phong trào sáng kiến sáng tạo nhằm giảm thiểu nguy cơ mất ATVSLĐ và tăng hiệu quả giá trị làm lợi về kinh tế cũng như cải thiện môi trường làm việc;
Hai là, đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNVCLĐ và NSDLĐ chấp hành và thực tốt các quy định của pháp luật về ATVSLĐ. Trong đó, tập trung CNLĐ tại các doanh nghiệp có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN;
Ba là, củng cố và kiện toàn bộ máy làm công tác BHLĐ, mạng lưới ATVSV ở cơ sở; phát động các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ, PCCN hàng năm và các hoạt động góp phần bảo vệ môi trường.
Bốn là, tăng cường công tác tự kiểm tra và phối hợp kiểm tra, giám sát và hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác BHLĐ ở cơ sở; kịp thời khắc phục các hiện tượng mất an toàn trong lao động sản xuất, đề xuất xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ tại cơ sở lao động nhằm ngăn ngừa và hạn chế TNLĐ, BNN góp phần bảo vệ tốt sức khoẻ, tính mạng cho NLĐ và tài sản của doanh nghiệp.
Năm là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp công đoàn trong tổ chức, triển khai thực hiện phong trào, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời sơ, tổng kết biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân thực tốt phong trào. có cơ chế khen thưởng động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân tập thể có thành tích trong công tác ATVLĐ.
Sáu là, tích cực vận động đoàn viên, CNVCLĐ, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, NSDLĐ tham gia, tham gia Hội thi ATVSV giỏi do các cấp tổ chức.
Bảy là, cần chủ động phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn với chính quyền, cấp ủy đảng và các đoàn thể đồng cấp trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ; tiến tới cam kết thực hiện tốt công tác ATVSLĐ tại các đơn vị, phòng chống TNLĐ, BNN, nguyên tắc phòng ngừa được đặt vị trí ưu tiên hàng đầu.
Tám là, đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và sản xuất, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc; gắn BHLĐ với điều kiện thực tế của mỗi đơn vị, doanh nghiệp; có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với những đơn vị, tập thể, cá nhân vào vi phạm những quy định về ATVSLĐ.
Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Vũ Xuân Thủy chủ tịch Công đoàn Ngành đánh giá cao vai trò của Ban chính sách pháp luật cơ quan tham mưu phong trào xanh sạch đẹp và và các cấp công đoàn trực thuộc. Đồng thời cũng chỉ ra một số nhiệm vụ cho phong trào trong thời gian tới là:
Một là, Các cơ quan, đơn vị, cơ sở lao động thuộc các thành phần kinh tế trong ngành cần quán triệt và nhận thức đầy đủ quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của các bộ, ngành và của địa phương về công tác ATVSLĐ, PCCN;
Hai là, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, triển khai, hướng dẫn pháp luật lao động nói chung, pháp luật và qui chuẩn, tiêu chuẩn ATVSLĐ, PCCN nói riêng đến NSDLĐ, NLĐ và nhân dân nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức và trách nhiệm thực hiện.
Ba là, khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải đi đôi với mục tiêu, biện pháp cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường, bảo đảm ATVSLĐ, PCCN, chăm lo sức khỏe NLĐ và nhân dân.
Bốn là, NSDLĐ trong các thành phần kinh tế phải chủ động nắm bắt và triển khai thực hiện nghiêm túc các qui định của pháp luật, qui chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm ATVSLĐ, PCCN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; không ngừng cải thiện môi trường, điều kiện lao động để NLĐ được làm việc trong môi trường an toàn nhằm giảm thiểu sự cố cháy, hư hỏng máy thiết bị, TNLĐ, BNN;
Năm là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ, PCCN; hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ATVSLĐ, PCCN đối với cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ trong các cơ quan, đơn vị và NSDLĐ, NLĐ, đặc biệt chú ý đối với những đơn vị, cơ sở nhỏ, mới thành lập và cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh không ổn định; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật lao động, ATVSLĐ, PCCN.
Sáu là, tổ chức công đoàn các cấp thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm tra, tham gia quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ về ATVSLĐ; chủ động phối hợp với NSDLĐ làm tốt công tác ATVSLĐ tại cơ sở; đẩy mạnh phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”.
Bảy là, định kỳ tổ chức tổng kết công tác ATVSLĐ, PCCN ở cấp ngành, địa phương, cơ sở lao động nhằm đánh giá đúng những mặt mạnh để phát huy; những khó khăn, tồn tại để chấn chỉnh, khắc phục; những vướng mắc, bất cập của chính sách, pháp luật để đề xuất, kiến nghị;
tám là, đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện tốt công tác ATVSLĐ và phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ” trong ngành, địa phương, cơ sở lao động; khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân làm tốt, có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm.
Tại Hội nghị lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã trao 01 cờ thi đua xuất sắc cho Công đoàn Trường cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, 04 bằng khen cho Công đoàn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Công đoàn Viện Bảo vệ thực vật (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Công đoàn trường Đại học Lâm nghiệp.
Lãnh đạo Công đoàn Ngành cũng đã trao 05 cờ thi đua cho Công đoàn Trường Trung học thủy sản, Công đoàn Trường CĐN Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh, Công đoàn Trung tâm tài nguyên thực vật, Công đoàn Công ty bột mỳ Bình Đông, Công đoàn TCT Lương thực miền Bắc và trao bằng khen của Công đoàn Ngành cho 16 tập thể, 24 cá nhân.