Công đoàn Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025 | 12:12

Đào tạo, tập huấn

Tập huấn thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

18/11/2014

Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) hiện nay có tác dụng như là một công cụ để cụ thể hoá các quy định của pháp luật phù hợp với tính chất đặc điểm của doanh nghiệp, làm cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người lao động; tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm giữa hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên sở cở pháp luật lao động; đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên quan h

Khi xây dựng TƯLĐTT các bên đều phải tuân thủ các nguyên tắc mang tính bắt buộc đó là tự nguyện, bình đẳng, công khai và đúng pháp luật

Ngày 03-08/11/2014, tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Đại biểu Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam tham gia lớp tập huấn chuyên gia thỏa ước lao động tập thể do Tổng LĐLĐVN phối hợp với Viện Friedrich Ebert (FES) tổ chức. Lớp tập huấn có 24 cán bộ CĐ đến từ 2 CĐ ngành, 10 Liên đoàn Lao động, CĐ các KCX-KCN và một số CĐCS tại DN. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đ/c Mai Đức Chính và Trưởng Ban Quan hệ Lao động TLĐ Đ/c Lê Trọng Sang đã đến dự và phát biểu tại lớp tập huấn.

\\"\\"

Đ/c Lê Trọng Sang – UV TW Đảng, Trưởng Ban Quan hệ lao động TLĐ chụp ảnh lưu niệm với các học viên và giảng viên

          Tại lớp tập huấn, các học viên báo cáo tình hình công tác Thương lượng tập thể và ký kết Thỏa ước lao động tập thể ở ngành, địa phương, đơn vị quản lý, được cán bộ Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐVN và một số giảng viên kiêm chức là chủ tịch CĐ KCN, CĐCS truyền đạt các nội dung về cơ sở pháp lý, quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các văn bản liên quan đến Thương lượng tập thể và ký kết thỏa ước lao động tập thể; trách nhiệm của công đoàn trong Thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể; kỹ năng thu thập thông tin để xây dựng nội dung thương lượng tập thể; thảo luận nhóm về giải pháp để nâng cao hiệu quả việc xây dựng, thương lượng ký kết TƯLĐTT…

          Phát biểu tại lớp tập huấn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính đánh giá cao sự quan tâm của các ngành, địa phương trong công tác chỉ đạo Thương lượng tập thể, tổ chức và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể; nhấn mạnh đến sự cần thiết trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, nơi nào có TƯLĐTT (bộ luật con tại doanh nghiệp) thì nơi đó có QHLĐ ổn định, NLĐ yên tâm làm việc, DN phát triển, vai trò, vị trí CĐ được nâng cao, sự cần thiết nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ công đoàn trong Thương lượng tập thể, tổ chức và ký kết thỏa ước lao động tập thể, trao đổi các nội dung Nghị quyết Đại hội XI CĐVN đã thông qua 4 chương trình hành động, trong đó có chương trình nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT.

         Để nội dung TƯLĐTT không bị xem là sao chép luật, đồng thời thỏa thuận được những vấn đề có lợi hơn cho người lao động, trong quá trình thương lương, các bên cần quan tâm tới một số kỹ năng:

        - Thu thập thông tin: cân nhắc, lựa chọn những thông tin, số liệu thật chuẩn xác và có sức thuyết phục cao nhất để sử dụng;

        - Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần thoả thuận khi thương lương là vấn đề mà các bên cần thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm được lợi ích cơ bản cho người lao động với mức cao hơn hoặc bằng mức quy định của pháp luật, đáp ứng được lợi ích chính đáng của hai bên, đồng thời không làm tổn hại đến quan hệ hai bên dù nội dung thương lượng đạt hay có thể chưa đạt được kết quả như mong muốn;

       - Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động: người chủ tọa phải biết cách tổ chức lấy ý kiến, biết cách thuyết phục, dẫn dắt dư luận, thái độ của tập thể người lao động để tạo được sự đồng thuận.

       - Tổ chức cuộc thương lượng: là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi các bên phải chủ động xây dựng kế hoạch, nội dụng chương trình cho cuộc thương lượng, thiết lập các nguyên tắc thương lượng, xác định thành phần tham gia thương lượng và hình thức thương lượng, cách phối hợp điều hành thương lượng cũng như cách thức ghi chép biên bản cuộc thương lượng. Quá trình thương lượng phải tìm hiểu và nắm rõ tâm lý, tư tưởng, quan điểm và tính cách của đối tác để từ đó định hình cho mình phong thái, thủ thuật, tác động đến đối tác trong quá trình thương lượng, đồng thời phải xử lý nhanh những bế tắc đối với các nội dung trong khi thương lượng.

          Trong những năm gần đây, khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì tình tình tranh chấp lao động dẫn tới đình công không đúng với các quy định của Pháp luật có chiều hướng gia tăng kể cả về số lượng cũng như quy mô và địa giới hành chính. Để hạn chế tình hình tranh chấp lao động, các cấp Công đoàn phải chủ động cùng với chủ doanh nghiệp thương lượng, ký kết và thực hiện tốt TƯLĐTT - có như vậy mới xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục