Công đoàn Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025 | 12:37

Đào tạo, tập huấn

Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện NQ 4b/NQ Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam

07/09/2011

Nghị quyết 4b/NQ-BCH, ngày 06 tháng 01 năm 2006 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X “Công đoàn với nhiệm vụ nâng cao trình độ, học vấn, tay nghề của CNLĐ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”; Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về”Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

       Xuất phát từ nhận thức và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn với nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp cho CNVCLĐ, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là một nhiệm vụ cấp thiết và vô cùng quan trọng. Công đoàn Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã bám sát các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết Công đoàn cấp trên, Nghị quyết Ban cán sự Đảng bộ Bộ NN & PTNT Việt Nam và Nghị quyết Đại hội Công đoàn ngành để xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến toàn thể cán bộ, CNVCLĐ trong toàn ngành tổ chức hội nghị quán triệt triển khai nghị quyết, tập huấn đến các đồng chí cán bộ Chủ tịch, Phó Chủ tịch các CĐCS trực thuộc và cán bộ Công đoàn chuyên trách. Thông qua vịêc tổ chức quán triệt học tập Nghị quyết đã tạo niềm tin phấn khởi, thống nhất giữa ý trí và hành động, phát huy truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, góp phần thực hiện Nghị quyết 20/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước”; Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời song song với nội dung quán triệt Nghị quyết, Công đoàn Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã chỉ đạo tới các cấp Công đoàn tham mưu với cấp Uỷ đảng và phối hợp với chính quyền đồng cấp, cụ thể hoá nội dung, chương trình công tác phù hợp với thực tiễn của đơn vị, địa phương, triển khai thực hiện nghị quyết một cách kịp thời, hiệu quả và thiết thực. Kết quả đã có 100% Công đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết. 90% CNVCLĐ được học tập Nghị quyết.
      Kết quả trong 5 năm (2006-2010) đã tổ chức được 12 lớp tập huấn nghiệp vụ Công đoàn, mỗi lớp có từ 250-300 cán bộ Công đoàn tham gia và công tác đào tạo nâng cao trình  độ học vấn, tay nghề đã từng bước được nâng lên và đã trở thành phong trào học tập ở mỗi tập thể, cá nhân.
      Công tác đào tạo: Tiến sĩ, Cao học, Đại học, cao đẳng trong và ngoài nước đều tăng, tập trung nhiều ở khối các viện, các trường đại học, cao đẳng; trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và quản lý hành chính Nhà nước. Riêng khối Viện tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên đến nay chiếm tới trên 40%. Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam trong số định biên 2654 người đã có 30 Giáo sư và phó Giáo sư, 210 Viện Khoa học Thủy lợi  Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, 531 Thạc sĩ, 1436 kỹ sư, cử nhân, cao đẳng; số cán bộ được đào tạo đạt 436 người bao gồm ở tất cả các lĩnh vực  chuyên môn nghiệp vụ, kinh tế kỹ thuật, chính trị như: Giáo sư, Phó Giáo sư 12 người; Tiến sĩ 33 người, Thạc sĩ 157 người,  đại học 31 người, chuyên viên chính 15 người, chuyên viên 26 người, cao cấp chính trị 38 người, kinh tế kỹ thuật 34 người, Nghiên cứu viên chính 12 người, nghiên cứu viên cao cấp 24 người.
      Về đào tạo ngoại ngữ, hầu hết số cán bộ chủ chốt ở các đơn vị trong ngành đa số được đào tạo chứng chỉ ngoại ngữ B, C, như Công đoàn Cơ quan Bộ đã tổ chức hàng năm từ 2 đến 3 lớp học ngoại ngữ cho cán bộ CCVC khối cơ quan Bộ, tổ chức liên thông 2-3 khoá từ trình độ B lên C. Về  tin học văn phòng gần như 100% các cơ sở đều tổ chức để CBCNVC học, và tự học về tin học để phục vụ cho việc nghiên cứu và làm việc.
     Về nâng cao tay nghề, các cấp Công đoàn đã phối hợp với chính quyền chuyên môn đồng cấp tổ chức đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo tại các trung tâm, trường nghề  cho NLĐ. Đa số các đơn vị doanh nghiệp hàng năm đều tổ chức cho CNLĐ học lý thuyết và thi tay nghề để nâng bậc thợ. Tiêu biểu trong phong trào này có các đơn vị như TCT Cơ điện Xây dựng nông nghiệp và thủy lợi, 5 năm qua đã tổ chức thi nâng bậc cho 176 người thuộc ngành cơ khí, điện, điện tử, tin học bậc 5, bậc 6 dược 147 người, bậc 7 là 92 người. Ngành Xây dựng cơ bản đào tạo bậc 5 là 95 người, bậc 6 là 39 người, bậc 7 là 10 người; lái xe, lái cẩu, vận hành máy: Bậc 3 là 131 người, bậc 4 là 109 người. Nhiều đơn vị xây dựng chi tiết, cụ thể hóa quy chế đào tạo, xét chọn cho đi đào tạo, đào tạo lại, hàng năm lập kế hoạch và phân bổ kinh phí cho đào tạo như TCT Tư vấn Xây dựng thủy lợi có các bộ quy chế rất đầy đủ và chi tiết.
       Đối với kinh phí cho đào tạo, theo thống kê chưa đầy đủ, hàng năm ở các đơn vị cấp Tổng công ty, và cấp trên cơ sở đã phối hợp với chuyên môn bình quân mỗi năm tổ chức từ 02-03  lớp đào tạo với các hình thức khác nhau, chi phí cho công tác đào tạo từ 850 triệu – 1 tỷ đồng, chưa kể từ nguồn kinh phí  hợp tác quốc tế, và thông qua các  đề tài, dự án…
       Về công tác tập huấn nghiệp vụ cán bộ Công đoàn, hàng năm Công đoàn ngành đã tổ chức tập trung ở 2 miền, mỗi miền 2 lớp cho cán bộ Công đoàn chủ chốt và các Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công, Tài chính, Kiểm tra, Thi đua, Tuyên giáo,, Chính sách pháp luật ở cơ sở, không kể các lớp theo chuyên đề riêng và hoạt động đối ngoại. Đối với cơ sở hàng năm cũng tổ chức từ 1-3 lớp cho các tổ trưởng Công đoàn trở lên về nghiệp vụ Công đoàn, không kể các lớp tập huấn về An toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia. Tiêu biểu  trong phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn cho người lao động có các đơn vị như: Công đoàn Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, Công đoàn Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và PTNT, Công đoàn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Công đoàn Tổng Công ty Lâm nghiệp, Công đoàn Tổng Công ty Rau, Quả, Nông sản, CĐ Tổng công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và thủy lợi, CĐ Cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT…
      Đạt được những kết quả trên, song bên cạnh đó cũng còn những tồn tại, hạn chế như: Một số cấp Uỷ đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị còn thiếu sự  quan tâm, tạo điều kiện để CNVCLĐ được học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp và nhận thức của một bộ phận CNVCLĐ và cán bộ Công đoàn nhất là đối với khu vực NQD chưa chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao trình độ học vấn cho CNVCLĐ nên chưa nhận được sự ủng hộ của Thủ trưởng đơn vị và người  sử dụng lao động về kinh phí, thời gian. Một số đoàn viên, CNLĐ chưa nhận thức rõ quyền lợi, trách nhiệm cá nhân trong việc tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn, có tư tưởng ngại khó trong học tập, an phận bằng lòng với công việc và trình độ hiện có.
      Trong những năm tới để góp phần đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng vào cuộc sống, tạo thành phong trào hành động cách mạng trong các cấp Công đoàn và CNVCLĐ. Đòi hỏi các cấp Công đoàn hàng năm phải xây dựng chương trình công tác, trong đó chú trọng đến xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho người lao động để người lao động nhận thấy tổ chức Công đoàn thực sự là niềm tin, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, góp phần tiếp tục thực hiện Nghị quyết 4b/TLĐ về “Công đoàn với nhiệm vụ nâng cao trình độ, học vấn, tay nghề của CNLĐ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”; Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” trong giai đoạn hiện nay.

Tin cùng chuyên mục