Công đoàn Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam

Thứ năm, 03/04/2025 | 16:21

Nghiên cứu – Trao đổi

Nhìn lại 10 năm hình thành và phát triển của Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam

01/04/2024

Trước thực trạng lao động khai thác thủy sản trên biển phải làm việc trong môi trường, điều kiện làm việc khắc nghiệt, chịu tác động trực tiếp bởi nắng nóng, sóng gió, rung lắc, tiếng ồn lớn, không đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; mặt khác luôn phải đối mặt với những rủi ro như: đâm va hàng hải, bị tấn công, cướp phá ngư lưới cụ, thủy sản đánh bắt được, bão lốc, cháy tàu, ngã đuối nước nguy hiểm đến tính mạng và tài sản; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã chỉ đạo Công đoàn Nông nghi

Đến nay, sau 10 năm thành lập Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam đã có 85 Nghiệp đoàn nghề cá cơ sở tại 16/28 tỉnh, thành phố có biển trên cả nước với khoảng 18.690 đoàn viên (chiếm 3,4% số lao động khai thác thủy sản trên biển xa) và 5.387 tàu cá (chiếm khoảng 17,9%) tổng số tàu cá xa bờ cả nước.

Kết quả đạt được

Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam đã chủ động xây dựng, ký kết văn bản phối hợp công tác với Tổng cục Thủy sản (nay là Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT), công đoàn cấp trên trực tiếp của một số NĐNC cơ sở; tham mưu Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố có Nghiệp đoàn nghề cá cơ sở kí kết chương trình phối hợp chỉ đạo hoạt động; kịp thời ban hành các văn bản phản đối việc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của nước ngoài; phản đối các hành vi cản trở, xua đuổi, tấn công, bắt giữ người, cướp phá ngư lưới cụ, tài sản của đoàn viên, ngư dân; chỉ đạo Nghiệp đoàn nghề cá cơ sở tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tàu cá và ngư dân bị tai nạn khi đang hoạt động trên biển; kiến nghị Tổng Liên đoàn đề xuất Thủ tướng Chính phủ quan tâm đến chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân, đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá khai thác thủy sản vùng biển xa bờ; phối hợp xây dựng 14.000 tờ rơi tuyên truyền phổ biến pháp luật, về công tác an toàn vệ sinh lao động và quyền của người lao động trên tàu cá; phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội từ thiện trong và ngoài nước xây nhà tình nghĩa, trao tặng cờ Tổ quốc, áo phao, tủ thuốc y tế… cho các tàu cá khai thác hải sản trên biển; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang bị máy ICOM cho các NĐNC cơ sở tại Bình Thuận, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa; kịp thời nắm thông tin, tổng hợp tình hình đoàn viên, lao động nghề cá gặp nạn để hỗ trợ cho đoàn viên, ngư dân (trong năm 2023 đã hỗ trợ được 12 trường hợp bị chết, bị thương trong quá trình khai thác thủy sản trên biển, bị cháy tàu). 


Với phương châm “không để đoàn viên nào không có tết”, dịp Tết cổ truyền dân tộc hàng năm Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam triển khai công tác chăm lo, thăm hỏi động viên, tặng quà cho 455 trường hợp đoàn viên, lao động có hoàn cảnh khó khăn, gặp tai nạn; tổ chức ký kết Chương trình phúc lợi đoàn viên với 04 doanh nghiệp nhằm cung cấp các sản phẩm thiết yếu đối với đời sống và phục vụ nghề khai thác thủy sản trên biển với mức giảm giá từ 5-20% so với giá niêm yết trên thị trường; đến nay Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khai thác Hải sản Biển Đông đã phối hợp, tham gia thực hiện nhiệm vụ công ích phục vụ cung ứng 2.719.969 lít dầu, 16.060 lít nước ngọt, 218 tấn lương thực, thực phẩm, 536.010 nước đá cây; Sửa chữa tàu thuyền cho ngư dân miễn phí tiền công 204 tàu; cứu hộ 06 tàu/40 ngư dân bị nạn trên biển và nhiều hoạt động khác hỗ trợ ngư dân,...


Nghiệp đoàn nghề cá các cấp đã phối hợp với các cơ quan chức năng và LĐLĐ các tỉnh, thành phố có NĐNC cơ sở tổ chức tập huấn, tuyên truyền 325 đợt với trên 20.000 lượt người tham gia, trong đó NĐNC Việt Nam phối hợp tổ chức 75 cuộc cho 6.450 người về chính sách, pháp luật của Nhà nước về thủy sản; vận động đoàn viên, chủ tàu cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); xây dựng nhà tình nghĩa 75 căn (trị giá 2,026 tỉ đồng); hỗ trợ, trao quà tổng số tiền khoảng 35 tỉ đồng; trao 14.470 lá cờ Tổ quốc; xây 2 trường học (trị giá 9 tỉ đồng); xây dựng 18 trạm bờ (trị giá 4,8 tỉ đồng),...


Những khó khăn, hạn chế

Thứ nhất: Công tác thông tin, báo cáo hai chiều giữa Nghiệp đoàn nghề cá cơ sở với Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam còn chưa kịp thời, nhiều trường hợp đoàn viên, ngư dân gặp nạn, rủi ro trong quá trình khai thác không biết để kịp thời hỗ trợ, thăm hỏi động viên.

Thứ hai: Chưa có cơ chế, chính sách của nhà nước hỗ trợ cho hoạt động của Nghiệp đoàn nghề cá tại cơ sở (địa điểm, phòng làm việc, trang thiết bị phương tiện làm việc: chủ yếu sinh hoạt, hội họp tại tư gia Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá cơ sở).

Thứ ba: Nguồn lực, đặc biệt là kinh phí hoạt động của Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam phụ thuộc toàn bộ vào kinh phí của Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam cấp nên rất khó khăn, hạn chế. Việc thu đoàn phí của đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá chỉ mang tính tượng trưng (trung bình 10.000đ/ĐV/tháng) không đủ chi phụ cấp cho cán bộ Nghiệp đoàn nghề cá cơ sở; gần như hoạt động phụ thuộc toàn bộ vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và xã hội (nơi nào chính quyền địa phương quan tâm, hoạt động nghiệp đoàn nghề cá có nhiều thuận lợi, nơi nào không được quan tâm thì gặp rất nhiều khó khăn).

Thứ tư: Tình độ, năng lực chuyên môn, phương pháp, kỹ năng hoạt động của một số cán bộ Nghiệp đoàn nghề cá cơ sở còn hạn chế. Ban Chấp hành Nghiệp đoàn nghề cá cơ sở 100% là kiêm nhiệm, lao động tự do nên không có sự ràng buộc về pháp lý.

Thứ năm: Việc liên kết, hỗ trợ nhau trong khai thác, tiêu thụ hải sản, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển còn có lúc chưa chặt chẽ, kịp thời; việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho người lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa chủ tàu và thuyền viên chưa được quan tâm giải quyết, chưa thực hiện được ký kết hợp động lao động….làm phát sinh mâu thuẫn, lao động nghề cá không ổn định, thậm chí gây mất an ninh trật tự, tranh chấp lao động.

Thứ 6: Tai nạn tàu cá dẫn đến thiệt hại về người và tài sản vẫn xảy ra; tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản bất hợp pháp vẫn còn diễn ra.


Nhìn lại chặng đường 10 năm hình thành và phát triển, có thể khẳng định: Sự hình thành Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam và phát triển cả về số lượng Nghiệp đoàn nghề cá cơ sở, đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đem lại nhiều kết quả thiết thực, giúp lao động nghề cá yên tâm vươn khơi khai thác thủy sản trên biển, tích cực tham gia bảo vệ quyền, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trên biển, giữ gìn mối quan hệ đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư, đảm bảo ổn định trật tự, an toàn xã hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội các địa phương có biển; đồng thời nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn, củng cố niềm tin của đoàn viên, lao động khai thác thủy sản trên biển đối với Công đoàn Việt Nam.


Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế; trong thời gian tới Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động; chủ động tham mưu cho Công đoàn cấp trên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Nghiệp đoàn nghề cá cơ sở, góp phần hoàn thành mục tiêu "Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh" theo Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045./.

Tin cùng chuyên mục