Công đoàn Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025 | 06:06

Thi đua

Nhìn lại một thời thi đua yêu nước

07/09/2011

Mùa Xuân năm 1960, Bác Hồ kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng trồng cây từ ngày mồng 6 tháng Giêng đến mồng 6 tháng Hai, chào mừng 30 năm hoạt động của Đảng.Trong tháng trồng cây, Bác yêu cầu mỗi người trồng ít nhất một cây sống. Đợt trồng cây này Bác đặt tên là “Tết trồng cây”.

    Sau chiến thắng Việt Bắc (Thu Đông 1947), theo sáng kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27-3-1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị về phong trào thi đua ái quốc để “làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc mau thành công”. Ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc và chính thức phát động phong trào này trong cả nước.

     Mở đầu Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Bác nêu mục đích của thi đua ái quốc là: Diệt giặc đói khổ; diệt giặc dốt nát; diệt giặc ngoại xâm. Mục đích nêu rất cụ thể, sát hợp với bối cảnh nước ta lúc đó. Theo Bác, trong thi đua ái quốc, chúng ta phải dựa vào dân, huy động sức mạnh của dân; chính người dân làm và người dân hưởng, thì phong trào mới “ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân” và đạt được nhiều kết quả. Kết quả đó là: Toàn dân sẽ đủ ăn đủ mặc; Toàn dân sẽ biết đọc biết viết; toàn bộ đội sẽ đầy đủ lương thực khí giới để giết giặc ngoại xâm; Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn.

     Bác chỉ rõ: Người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ già trẻ, trai gái, giàu nghèo; bất kỳ làm việc gì đều cần phải thi đua, đều phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa 

       Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân nô nức xuống đường để chào mừng thắng lợi của cách mạng nước ta, khi đó ngân sách của chính phủ chỉ còn một triệu đồng Đông Dương. Nước ta với một nền tài chính như lúc đó gần như tay trắng, lại đứng trước tình thế cách mạng mới là phải đối diện với ba loại giặc không kém phần khó khăn gian khổ, đó là giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Thế mà nền Cộng Hoà non trẻ của chúng ta, dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta đã chiến thắng tất cả. Sự kỳ diệu hơn cả ở chỗ chỉ từ một động lực cơ bản lúc bấy giờ là “Thi đua yêu Nước” mà đã làm nên sự kỳ diệu to lớn cho đất nước.

       Động lực lớn lao ấy, kỳ diệu ấy có nguồn gốc sâu xa từ  truyền thống yêu nước và tinh thần phấn chấn của toàn dân ta vừa mới giành  được độc lập, tự do cho đất nước. Nắm bắt được cơ hội ấy, ngay lập tức Bác Hồ của chúng ta đã phát huy tinh thần phấn chấn ấy, niềm vui ấy đang bốc lửa trong lòng mỗi người dân Việt Nam bằng lời kêu gọi toàn dân thi đua canh tác với phong trào “Tấc đất tấc vàng”. Vậy là, chỉ hơn 03 tháng sau, lời kêu gọi của Bác đã chuyển hoá thành vật chất cụ thể, đó là những cánh đồng ngô, khoai, những vạt rau, củ, quả đã ra hoa kết trái ở vụ Đông lần đầu tiên trong truyền thống canh tác trên đồng ruộng của làng quê Việt Nam, Nhiều quãng đê bị vỡ đã được gia cố lại, đắp thêm một số đê mới…Cho đến đầu năm 1946, công tác đê điều đã hoàn thành. Đồng thời với việc đắp đê và khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng”, chính quyền và nhân dân các địa phương ra sức cải tạo đất công còn trống như sân bãi, vỉa hè, bờ đê để trồng trọt, nhất là hoa màu ngắn ngày. Nhờ đó, chỉ sau một thời gian ngắn, nạn đói 1945 đã bị đẩy lùi. Kết quả từ Phong trào thi đua yêu nước đã trở lại phục vụ những người dân yêu nước. Kể từ đó đến nay đất nước ta luôn luôn sống, lao động, sản xuất, học tập, và làm việc…trong môi trường thi đua giành năng suất, chất lượng tốt, sản phẩm nhiều trên khắp mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

        Lịch sử Nông nghiệp nước ta cho đến ngày đó (Ngày Bác kêu gọi toàn Dân thi đua canh tác với phong trào “Tấc đất tấc vàng”) gần như chưa có tập quán canh tác trồng lúa nước trong vụ đông.

     Sau đó, năm 1952, tại Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc, Bác nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác đã tạo nên sức mạnh to lớn, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), diệt giặc ngoại xâm, thực dân Pháp xâm lược.

     Từ những năm 60, cũng theo tinh thần Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác, các phong trào thi đua nhân rộng điển hình tiên tiến, tiêu biểu là phong trào thi đua Gió Đại Phong, sóng Duyên Hải, ba sẵn sàng, ba đảm đang, hai tốt, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước… ở miền Bắc; phong trào đồng khởi, dũng sĩ diệt Mỹ… ở miền Nam; đã huy động cao độ ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do” của toàn Đảng và toàn dân, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, làm nên thắng lợi vẻ vang mùa xuân năm 1975. 

     Thực tiễn hơn 65 năm qua đã chứng minh Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nông nghiệp luôn luôn là mặt trận hàng đầu. Đảm bảo thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là mục tiêu xuyên suốt, đã được minh chứng bằng sự đổi thay hàng ngày, hàng giờ về đời sống kinh tế xã hội của đất nước ngày càng phát triển. Từ một nước thiếu lương thực triền miên, nay đã trở thành một nước chủ lực xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Những sự đổi thay vượt bậc đó bắt nguồn từ “Phong trào thi đua yêu nước”, làm động lực cho sự thay đổi chính sách đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, mở đầu là chính sách “Khoán 100”, sau đó đến “Khoán 10” và một loạt các chính sách khác hợp lòng dân, được nhân dân hồ hởi đón nhận. Tới nay các phong trào thi đua càng được phát triển trên tầm cao mới, đa dạng, phong phú, thu hút mọi đối tượng cùng tham gia. Một trong những phong trào thi đua tiêu biểu, rộng lớn trên khắp các lĩnh vực của cả nước, đó là phong trào “Liên kết thi đua phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH Nông nghiệp và Nông thôn” do Tổng Liên Đoàn LĐVN và Bộ NN-PTNT phát động. Hiện đã và đang được Ban Thường Vụ  Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam tổ chức triển khai phát động trong toàn Ngành lấy thành tích chào mừng kết quả thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta.

    Những lời dạy của Bác về “Phong trào thi đua yêu nước” đến nay vẫn luôn luôn còn nguyên giá trị.

Tin cùng chuyên mục

Một số điều rút ra từ việc tham gia Chương trình “1 triệu sáng kiến” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực, vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động từ ngày 01/9/2021 đến 01/9/2023. Mục tiêu phấn đấu được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ 01/9/2021 đến 31/5/2022 phấn đấu đạt 300 nghìn sáng kiến, giai đoạn 2 từ 01/6/2022 đến 01/9/2023 phấn đấu đạt 700 nghìn sáng kiến. Thực tế đã đạt mục tiêu 300 nghìn sáng kiến sớm trước 20 ngày và kết thúc giai đoạn 1 (hết ngày 31/5/2022) với 696.948 sáng k

09/01/2023