Công đoàn Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025 | 12:39

Hoạt động đối ngoại

Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam tham dự Hội nghị khu vực Châu Á, Thái Bình Dương lần thứ 36 do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tổ chức

16/03/2022

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam tham dự Hội nghị khu vực Châu Á, Thái Bình Dương lần thứ 36 do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tổ chức trong 4 ngày, từ ngày 08 đến ngày 11 tháng 3 năm 2022 tại Dhaka, Bangladesh.

Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch hoạt động đối ngoại  năm 2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và được Ban Bí thư Trung ương Đảng phê duyệt. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Mục tiêu của Hội nghị nhằm trao đổi  thông tin về lĩnh vực nông nghiệp và lương thực giữa các quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương; đưa ra các khuyến nghị, giải pháp hành động trong thời gian tiếp theo, đặc biệt trước bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.


Tham gia hội nghị có hơn 200 đại biểu từ các tổ chức, quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có đại diện Việt Nam. Trong 02 ngày 08-09/3/2022, Hội nghị cán bộ cấp cao bàn các vấn đề về tổ chức, nội dung chính hội nghị, phân công Báo cáo viên, thông qua Chương trình nghị sự. Họp Ủy ban Soạn thảo Báo cáo của Hội nghị Cán bộ Cấp cao; thăm quan mô hình trực tuyến qua các thước phim tư liệu;


Các đại biểu tham dự hội nghị tập trung thảo luận các nội dung:

(1) Các vấn đề về quy định và chính sách khu vực và toàn cầu: Tình trạng lương thực và nông nghiệp ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương do đại dịch COVID-19; Hành động thúc đẩy khí hậu Hệ thống nông sản có khả năng phục hồi ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương APRC; Mở rộng quy mô số hóa bao trùm trong chuỗi giá trị nông nghiệp APRC; Xác định các ưu tiên về sự hồi phục ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương APRC; Bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vì an ninh lương thực và dinh dưỡng ở các đảo Thái Bình Dương APRC; Chương trình hoạt động các năm (MYPOW) 2022-2025 cho Hội nghị khu vực châu Á và Thái Bình Dương APRC của FAO.

(2) Các vấn đề về Chương trình và Ngân sách: Kết quả khu vực, ưu tiên, bốn thách thức và các mục tiêu Phát triển Bền vững APRC; Cập nhật về việc phát triển Chiến lược mới của FAO về Biến đổi khí hậu APRC; Cập nhật về việc phát triển Chiến lược Đổi mới và Khoa học mới của FAO, APRC.

(3) Các nội dung khác: Xác định thời gian và địa điểm của Phiên họp lần thứ 37 của Hội nghị FAO khu vực Châu Á và Thái Bình Dương; Góp ý và thông qua Báo cáo của Hội nghị Cán bộ Cấp cao.

Hội nghị toàn thể diễn ra trong các ngày 10/3-11/3/2022: Tại  hội nghị, các ông Giám đốc -General APRC;  Chủ tịch độc lập Hội đồng FAO APRC; Chủ tịch Khóa 35 của Hội nghị Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương APRC;  Chủ tịch Ủy ban An ninh Lương thực Thế giới (CFS) APRC; Người phát ngôn của Tham vấn xã hội dân sự APRC; Người phát ngôn của Tham vấn khu vực tư nhân APRC có bài phát biểu; Tuyên bố về Cuộc họp chung lần thứ ba của FAO và Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC) APRC đã báo cáo phát biểu tại hội nghị.


Chỉ số khai thác nước trên các lưu vực chính


Ảnh hưởng về thiếu nước và chất lượng nước đến đời sống con người

Các báo cáo của Hội nghị về các Sự kiện đặc biệt về đổi mới, khoa học và số hóa: Chuyển đổi hệ thống nông sản ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương; Ưu tiên các nhu cầu của quốc gia và khu vực; Hội nghị bàn tròn cấp Bộ trưởng về hệ thống nông sản xanh hơn và tốt hơn sau COVID-19; Các hành động cải thiện khí hậu nhằm phục hồi và bền vững; Thông qua Báo cáo của Hội nghị khu vực. Giới thiệu các mô hình nghiên cứu giống mới cây nông nghiệp, sản xuất, thu hoạch Thủy sản, trồng hoa, trồng rau nổi, chăn nuôi lợn, dê, bò, khai thác hải sản trên biển, bảo quản cá biển… Các sáng kiến chung tay ở Nepal hợp tác giữa MOALD, Fao và Ngân hàng Thế giới được khởi xướng vào năm 2020; Dự án giúp đỡ để cùng nhau phát triển Kế hoạch Đầu tư Nông nghiệp thông minh phù hợp khí hậu được khởi động vào năm 2021 có sự  hỗ trợ từ các nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế; Lập bản đồ toàn cầu từ nền tảng không gian địa lý của tổ chức Fao và các công cụ kinh tế, mô hình hóa, các dữ liệu thống kê quốc gia về các khu vực sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực và nghèo đói; Xác định tiềm năng cho các cơ hội nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo; các vấn đề quản lý tài nguyên nước…

Hội nghị trao đổi các thông tin về lĩnh vực nông nghiệp và lương thực trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và đưa ra các khuyến nghị hành động trong thời gian tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục