CÔNG ĐOÀN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM VÌ LỢI ÍCH ĐOÀN VIÊN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
07/02/2022
Năm 2021 là năm Công đoàn ngành phải tập trung triển khai mạnh mẽ Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam; Nghị quyết Đại hội Công đoàn Nông nghiệp và PTNT.VN lần thứ V, nhiệm kỳ 2018- 2023 và các chỉ tiêu chính do Tổng Liên đoàn giao; Trọng tâm tập trung vào 3 đột phá lớn, đó là: Nâng cao chất lượng hệ thống; Đổi mới hoạt động vì đoàn viên và người lao động và Phát triển các nguồn lực.
Với chủ đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở”. Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tiếp tục tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết 22 về ”Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ CNH-HĐH đất nước”; Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các Nghị quyết của trung ương.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn, Công đoàn ngành tập trung sắp xếp tổ chức tại cơ quan chuyên trách từ 7 Ban xuống còn 4 Ban, từ 37 cán bộ công chức chuyên trách xuống còn 25 cán bộ chuyên trách; xây dựng bản mô tả vị trí công việc cho từng chức danh; rà soát, sửa đổi, bổ sung các Hướng dẫn, Qui chế hoạt động và các Hội đồng của Công đoàn Ngành cho phù hợp với quy định mới. Công đoàn Ngành đã cụ thể hóa các chỉ tiêu mà TLĐ giao để chỉ đạo trong từng tháng, từng quý; Tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tập trung tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 18, 19 của khóa XII của Đảng. Triển khai các quy định mới về công tác tài chính; Công tác tư vấn pháp luật, các chính sách cho người lao động.
CĐN đã bám sát yêu cầu thực tế và sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, CĐN đã triển khai các hoạt động trọng tâm 2021, với phương châm hướng về cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Chỉ đạo các phong trào thi đua cho phù hợp với đặc thù của 3 khối (Quản lý nhà nước, Sự nghiệp và Doanh nghiệp). Tổ chức phát động thi đua để chào mừng 135 năm thành lập Công đoàn việt nam. Tổ chức tuyên truyền các hoạt động nhân “Tháng công nhân”. Xây dựng nội dung tuyên truyền về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới để các đơn vị trong ngành và các Liên đoàn lao động các tỉnh, thành trong toàn quốc cùng phối hợp triển khai thực hiện.
Để đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng vì lợi ích đoàn viên cả 3 khối (Quản lý nhà nước, Sự nghiệp và Doanh nghiệp); Công đoàn Ngành đã tổ chức rà soát việc ký kết với 56 doanh nghiệp, Hợp tác xã, các Trang trại, đơn vị đã thỏa thuận với các đơn vị này cam kết bán các sản phẩm an toàn và giá rẻ hơn từ 5%-20% cho người lao động trong ngành; hỗ trợ đoàn viên NĐNC cơ sở và ngư dân ra khơi bám biển. Nhiều đơn vị trong Ngành tổ chức “Tết sum vầy” và trao quà cho công nhân lao động nghèo (Mỗi suất từ 300-500 ngàn đồng); Hỗ trợ đoàn viên công đoàn mắc bệnh hiểm nghèo. Bên cạnh đó, CĐN đã chỉ đạo và triển khai các cấp cấp công đoàn trong ngành tập trung hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19 với số tiền và hiện vật hơn 30 tỷ đồng, nhiều đơn vị làm tốt như Công đoàn Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Công đoàn TCT Lương thực Miền Bắc, Công đoàn TCT Lương thực Miền Nam, Công đoàn Công ty In Nông nghiệp, …
Công đoàn ngành đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức phát động trong cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong ngành Nông nghiệp tham gia giải cứu, tiêu thụ nông sản cho nông dân, chỉ đạo các đơn vị thăm hỏi, tặng quà, động viên đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Phối hợp với Bộ triển khai và thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, đảm bảo quyền lợi của người lao động trong ngành. Cho đến nay, đã có 100% các cơ quan trong ngành tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức và trên 95% Hội nghị người lao động trong ngành; Đã có trên 90% các doanh nghiệp Ký TƯLĐTT và có 100% đơn vị xây dựng Quy chế hoạt động cơ quan theo quy định của pháp luật. Tham mưu cho BCS Đảng bộ, có văn bản chỉ đạo thực hiện QCDC cho các đơn vị toàn ngành. Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, CNVCLĐ trong ngành với các cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết những tồn tại trong xây dựng và thi hành pháp luật về tiền lương, thời gian làm việc, tuổi nghỉ hưu, lao động, công đoàn và các cơ chế, chính sách... theo quy định.
Trong bối cảnh năm 2021 hoạt động Công đoàn ngày càng khó khăn, tập thể Ban thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn Ngành đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở để tháo gỡ khó khăn; Củng cố, sắp xếp lại tổ chức, nhất là khối doanh nghiệp; Năm 2021 đã tiếp tục sắp xếp lại tổ chức với các đơn vị ngành Chè và Chăn nuôi; Tập trung kiện toàn đội ngũ cán bộ ở những đơn vị khuyết thiếu để bảo đảm bộ máy hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Giảm đầu mối trung gian và cán bộ chuyên trách ở những nơi không cần thiết; phân công kiêm nhiệm cho cán bộ công đoàn (mỗi cán bộ chuyên trách phải kiêm nhiệm thêm ít nhất từ 2 nhiệm vụ trở lên). Từ 2013 đến nay đã giảm được 65 người, chiếm 57,52% (từ 113 giảm còn 48 người); Luân chuyển 3 cán bộ chuyên trách, cho đi đào tạo chuyên môn cho 4 cán bộ, tuyển dụng 01 cán bộ cho Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam. Thực hiện tốt chế độ chính sách cho người lao động làm chuyên trách công đoàn.
Công đoàn Ngành đã công khai dân chủ trong công tác quy hoạch và công tác tổ chức cán bộ theo đúng quy định của Đảng, nhà nước và của Tổng Liên đoàn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống được quan tâm. Các đối tượng nằm trong diện quy hoạch đều được Cơ quan tạo điều kiện, cử đi đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ.
Công đoàn Ngành đã thích ứng linh hoạt trong chỉ đạo điều hành trong điều kiện ảnh hưởng của dịch COVID-19 bằng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, họp trực tuyến; triển khai các văn bản xuống cơ sở thông qua thư điện tử.
Nhìn chung, trong năm 2021 tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ban thường vụ Công đoàn Ngành đã tập trung chỉ đạo: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của Tổng Liên đoàn. Tích cực tuyên truyền về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức và đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch, luân chuyển cán bộ. Đổi mới phương thức hoạt động. Thực hiện nghiêm túc về công tác tài chính Công đoàn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường phân cấp cho các đơn vị. Phát huy dân chủ cơ sở; xây dựng Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam ngày càng vững mạnh.
Từ những kết quả đã đạt được trong 2021, bước sang năm 2022, đây cũng là năm có nhiều khó khăn thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 vấn còn diễn biến khó lường; cũng là năm phải tập trung hoàn hành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội V (2018-2023) của Công đoàn Ngành đề ra.
Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam năm 2022, quyết tâm cùng Bộ, ngành thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị là: “Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh” với các chỉ tiêu:
1/. GDP phấn đấu: 3% (Chính phủ giao: 2,8%)
2/. Giá trị nông, lâm, thủy sản: 3,1%
3/. Xuất khẩu: 50 Tỷ USD
4/. Tỷ lệ nông dân dùng nước hợp vệ sinh: 92,5%
5/. Tỷ lệ che phủ rừng: 42%
6/. Về Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới:
- Xã NTM đạt 73%; có 240 Huyện NTM (Chính phủ giao: 235 huyện);
- Xã đạt môi trường NTM 77%;
- HTX Nông nghiệp khá, tốt/tổng HTX nông nghiệp cả nước 13.650/21.000 HTX;
7/. Sản phẩm OCOP 6500 SP.
Đồng thời Tổng Liên đoàn có quyết định 4074/QĐ-TLĐ ngày 18/1/2022 giao chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ cho Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam năm 2022 như sau:
1/. Về Tổ chức:
- Phát triển tăng thêm 1000 đoàn viên công doàn;
- Giới thiệu 450 đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
2/. Về Nữ công:
Thành lập mới Ban nữ công quần chúng ở 01 công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam.
3/. Về Kiểm tra, giám sát:
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thực hiện việc kiểm tra giám sát tài chính cùng cấp: 15 đơn vị;
- Kiểm tra Công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước: 05 đơn vị.
4/. Về đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động:
- Tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức tại 100 cơ quan, đon vị; tổ chức hội nghị người lao động tại 70 doanh nghiệp nhà nước.
- Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ở 98 doanh nghiệp nhà nước.
- Đề xuất, thương lượng với người sử dụng lao động điều chỉnh tăng giá trị bữa ăn ca ở 20 doanh nghiệp theo mức quy định tại kết luận số 03/KK-BCH ngày 18/1/2022 của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-BCH ngày 25/02/2016 về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”.
5/. Về Tuyên giáo:
Tổ chức Tháng công nhân năm 2022 ở 50 công đoàn cơ sở.
6/. Về Tài chính:
Có thêm 40 doanh nghiệp thực hiện việc nộp kinh phí công đoàn qua tài khoản Công đoàn Việt Nam.
Để thực hiện các chỉ tiêu trên, trong thời gian tới CĐN cần tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Tập trung hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Công đoàn Nông nghiệp và PTNT lần thứ V, NQ ĐH XII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Bộ đề ra; Tổ chức các phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2022.
2. Tiếp tục triển khai Đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030”; đẩy mạnh hoạt động theo khu vực trong thời gian tới. Củng cố tổ chức; sắp xếp lại các đơn vị cấp trên cơ sở theo quy định của TLĐ, giảm trung gian, gắn với Quản lý và đổi thẻ đoàn viên; Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ CĐ; kỹ năng nghề cho NLĐ. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.
3. Quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, NLĐ, nhất là khối DN ngoài nhà nước. Tích cực triển khai các HĐ vì lợi ích đoàn viên. Tập trung nghiên cứu ký TƯLĐTT cấp ngành hẹp hoặc cụm, khối doanh nghiệp; Ký các quy chế phối hợp với các đơn vị; Nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động.
Tập trung tổ chức “Tết Sum vầy” cho công nhân ở cơ sở; thăm hỏi tặng quà cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và trong dịp tết nguyên đán 2023.
4. Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động; Triển khai các Đề án để tháo gỡ khó khăn; Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; Tham gia cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; Phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành trong năm 2022. Tăng cường công tác đối ngoại; Nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành theo hướng CCHC, ứng dụng CNTT, công nghệ số trong hoạt động.
5. Thực hiện tốt các quy định về tài chính của nhà nước và Tổng Liên đoàn, khắc phục từng bước thất thu tài chính ở cơ sở, nhất là triển khai và thực hiện các quy định mới về tài chính trong toàn hệ thống. Củng cố đội ngũ làm công tác tài chính công đoàn. Tăng cường công tác kiểm tra tài chính các cấp; Thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí. Quản lý và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả để phục vụ cho hoạt động./.