Nguyện noi theo tấm gương của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - lãnh tụ xuất sắc của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam
22/01/2014
Khi Nguyễn Đức Cảnh lên 7 tuổi thì cha qua đời. Nguyễn Đức Cảnh được người bạn của cha mình nuôi ăn học tại thị xã Thái Bình rồi được sang học tiếp tại trường Thành Chung, Nam Định. Nguyễn Đức Cảnh kết bạn với Nguyễn Danh Đối, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Nguyễn Văn Năng, Đặng Xuân Thiều… tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ lấy tiền giúp đỡ người nghèo, tổ chức bãi khóa đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu và làm lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh. Vì những hoạt động đó họ bị đuổi học. Nguyễn Đức Cảnh lên Hà Nội kiếm việc làm để sống và tự học. Cuộc đời làm thợ đã giúp cho Nguyễn Đức Cảnh hiểu rõ về giai cấp công nhân.
Cuối năm 1927, Nguyễn Đức Cảnh tham gia tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên (một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt
Trong đời hoạt động của mình, Nguyễn Đức Cảnh đặc biệt chú trọng đến giai cấp công nhân, vận động tổ chức công nhân, lãnh đạo công nhân đấu tranh. Thấm nhuần quan điểm giai cấp vô sản là động lực chính và là giai cấp lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng. Khi được giao nhiệm vụ đặc trách công tác vận động công nhân, đồng chí đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh ở nhiều nơi, với nhiều hình thức phong phú, đồng thời từng bước xây dựng công hội, nhằm thu hút công nhân vào một tổ chức cách mạng và từng bước thống nhất phong trào công nhân trong phạm vi rộng lớn. Nguyễn Đức Cảnh rất quan tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho Đảng, nhất là cán bộ xuất thân từ công nhân. Nhiều cán bộ được đồng chí đào tạo, bồi dưỡng đã trở thành cán bộ chủ chốt của Đảng như đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt. Nguyễn Đức Cảnh đã viết nhiều tài liệu tuyên truyền đăng trên báo chí cách mạng, là tài liệu học tập ở các lớp huấn luyện của Đảng. Khi bị địch bắt và kết án tử hình, đồng chí vẫn tranh thủ thời gian còn lại của đời mình để tổng kết kinh nghiệm tổ chức, vận động, chỉ đạo phong trào cách mạng, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn vận động, lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đồng chí đã viết tập “Công nhân vận động” nêu rõ đặc điểm giai cấp công nhân và kinh nghiệm vận động công nhân, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ công vận của Đảng, đặc biệt là cán bộ công đoàn. Nguyễn Đức Cảnh bị giặc xử tử khi mới 24 tuổi.
Noi gương Nguyễn Đức Cảnh mỗi cán bộ công đoàn cần ra sức học tập và hoạt động thực tiễn; vận dụng kinh nghiệm của các thế hệ đi trước vào thực tiễn và tích cực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn hoạt động trong phong trào công nhân, công đoàn truyền lại cho các thế hệ cán bộ công đoàn nối tiếp, nhằm đưa phong trào ngày một phát triển mạnh mẽ, vững chắc.
Các cấp công đoàn cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động công nhân hăng hái thi đua sản xuất, công tác; tích cực hoạt động làm tốt việc đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
Cán bộ công đoàn cần thấm nhuần quan điểm giai cấp công nhân là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước và là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng chất lượng. Từng bước nâng cao trình độ, nghề nghiệp; ý thức chính trị, tác phong công nghiệp đi đôi với đảm bảo việc làm, đời sống cho công nhân.
Thực hiện Chương trình phát triển đoàn viên xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Phấn đấu đến năm 2018 đạt 10 triệu đoàn viên công đoàn như chỉ tiêu của Đại hội lần thứ XI Công đoàn Việt Nam đề ra. Quan tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công đoàn, tham gia xây dựng Đảng, giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp nhiều công nhân vào Đảng và cung cấp cho Đảng nhiều cán bộ xuất thân từ công nhân.
Hăng hái, nhiệt tình, có bản lĩnh trong hoạt động công đoàn. Xây dựng tác phong làm việc sâu sát, dân chủ hướng về cơ sở, sát đoàn viên, và người lao động, thẳng thắn, mềm dẻo khôn khéo trong thương lượng với người sử dụng lao động, ký kết và thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể, đấu tranh vì quyền lợi của đoàn viên và cả lợi ích của doanh nghiệp, được đoàn viên và công nhân, lao động quý mến, tin yêu.
Nghiên cứu học tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trọn đời trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, tin tưởng sắt đá vào thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản, Nguyễn Đức Cảnh đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng; để lại trong lòng những người cộng sản, công nhân, cán bộ công đoàn Việt Nam tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, hoạt động không mệt mỏi, phấn đấu quên mình cho sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Gần 85 năm qua, sự nghiệp cách mạng vẻ vang ấy đã được các thế hệ nối tiếp nhau thực hiện và đã giành được nhiều thắng lợi to lớn.