Công đoàn Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025 | 16:08

Chính sách pháp luật

Giải quyết chế độ thôi việc cho Người lao động theo Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

11/09/2012

(Công đoàn Công ty Cổ phần Cơ khí Đóng tàu Thủy sản Việt Nam hỏi về trường hợp giải quyết chế độ thôi việc cho ông Trịnh Tiến Dũng - Công nhân của Công ty theo Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội).

            1. Ông Trịnh Tiến Dũng có thời gian làm việc theo Sổ BHXH quận Hồng Bàng cấp qua các thời kỳ ở các đơn vị như sau:

      - Thời gian làm nghĩa vụ quân sự (3/1983 - 9/1986): 43 tháng.

      - Thời gian làm công nhân Nhà máy Cơ khí Thủy sản Vật Cách (10/1986 - 12/1991): 63 tháng.

      - Thời gian làm công nhân Xí nghiệp Dịch vụ Vật tư Thủy sản - Công ty Cơ khí Tàu thuyền Thủy sản Hà Nội (01/1992 - 11/1007): 71 tháng.

      - Thời gian làm công nhân Công ty Cơ khí Đóng tài Thủy sản Hải Phòng (12/1997 - 12/2006): 105 tháng.

      - Thời gian làm công nhân Công ty Cổ phần Cơ khí Đóng tàu Thủy sản Việt Nam (01/2007 - 12/2008): 24 tháng.

      - Thời gian làm công nhân Công ty Cổ phần Cơ khí Đóng tàu Thủy sản Việt Nam (từ 01/01/2009 đến nay): đóng Bảo hiểm thất nghiệp (theo Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ) đầy đủ.

            2. Các văn bản kèm theo của Công ty:

      - Quyết định số 259TS/QĐ-TC ngày 31/3/1993 của Bộ Thủy sản về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước Công ty Cơ khí và tàu thuyền thủy sản Trung ương.

      - Quyết định số 99/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 01/11/1997 của Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam về việc sáp nhập Xí nghiệp Dịch vụ Vật tư Thủy sản là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty Cơ khí và Thủy sản Hà Nội vào Nhà máy Cơ khí và Đóng sửa Tàu thuyền thủy sản Hải Phòng (Công ty Cơ khí Đóng tàu Thủy sản Hải Phòng).

      - Quyết định số 613/QĐ-BTS ngày 10/8/2006 của Bộ Thủy sản về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Cơ khí Đóng tàu Thủy sản Hải Phòng thuộc Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam thành Công ty Cổ phần Cơ khí Đóng tàu Thủy sản Việt Nam.

      Trả lời:

            * Căn cứ Điều 2, Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về “sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động”. Theo đó:

      - Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:

            Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm;

            Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.

      - Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm cộng cả thời gian người lao động làm việc cho mình và thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó để tính trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động  cuối cùng.

      - Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

            * Căn cứ Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó: Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có). 

            Như vậy:

            - Thời gian để tính trả trợ cấp thôi việc cho ông Trịnh Tiến Dũng là 129 tháng (làm tròn 11 năm).

            - Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc của ông Trịnh Tiến Dũng là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Tin cùng chuyên mục