Công đoàn Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam

Chủ nhật, 06/04/2025 | 16:25

Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam

Phong trào Lao động sáng tạo năm 2015

21/04/2016

Chế tạo sản xuất thiết bị tự động đo mực nước, đo lượng mưa: giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm được chi phí trong quản lý vận hành, thiết bị gọn nhẹ, dễ lắp đặt và sử dụng, phù hợp với môi trường thiên nhiên...



1.  Đặng Duy Hiển - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình Thuỷ lợi Bắc Hưng Hải

Chế tạo sản xuất thiết bị tự động đo mực nước, đo lượng mưa: giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm được chi phí trong quản lý vận hành, thiết bị gọn nhẹ, dễ lắp đặt và sử dụng, phù hợp với môi trường thiên nhiên.

- Máy đo được thiết kế 3 thành phần chính:

1. Thiết bị cơ khí đặt ngoài công trình;

2. Thiết bị điện tử: hiển thị kết quả, xử lý tín hiệu và truyền tín hiệu về máy chủ đặt trong nhà điều hành của trạm;

3. Website: hệ thống quản lý và cung cấp số liệu quan trắc lên mạng internet.

- Hiệu quả: Thiết bị nhập ngoại : (13 C.Trình x 2 cho 2 điểm đo/1 công trình x 5000 USD = 130.000USD ~ 2.860 triệu

- Giá thiết bị tự chế tạo và lắp đặt: (13 CT x 2 x 2.000.000 = 52.000.000 VND.

- Hiệu quả kinh tế: 2.860.000.000 - 52.000.000 = 2.808.000.000 vnd; cộng với tiết kiệm khi phải nhập cùng các thiết bị phụ trợ  tương đương 15.000.000.000 đ là  17.808.000.000đ

2. Lê Xuân Phúc - Trưởng Bộ môn Cơ khí & Công trình Lâm nghiệp, Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Nhà giâm hom cây lâm nghiệp cải tiến (NGH) được áp dụng các TBKT, CN mới sau đây:

- So với nhà kính của nước ngoài (Giảm chi phí chế tạo lắp đặt và chi phí sản xuất, Tăng được hệ số diện tích giâm hom từ 1,5 ÷ 1,7 lần.

- So với nhà giâm hom Việt Nam hiện có trong sản xuất (tiết kiệm từ 60 ÷ 70 % nước tưới và 30 ÷ 40 % điện năng, Tiết kiệm từ 20 ÷ 25 % chi phí xây dựng).

          Công nghệ che sáng di động gồm nhiều tầng, nhiều lớp che độc lập nhau bằng lưới che sáng chuyên dụng có độ bền cao được lắp đặt ở phía trên và bên ngoài các tiểu nhà kính (luống giâm hom có vòm che nilon trong suốt).

          Giải pháp này điều chỉnh được nhiều mức che sáng nên luôn đảm bảo điều tiết được cường độ ánh sáng trong trong môi trường giâm hom (MTGH) theo yêu cầu trong khi thời tiết biến động mạnh. Ngoài ra, trong ngày nắng nóng đã giảm hiệu ứng nhà kính và tăng thông gió tự nhiên để giảm nhiệt độ trong MTGH. Trong ngày lạnh hoặc mây mù, mưa phùn khi dồn toàn bộ hệ thống lưới che đã làm tăng ánh sáng tự nhiên cho cây quang hợp và làm ấm MTGH để tạo môi trường sống tốt cho cây.

          Công nghệ tưới phun sương áp suất cao, tạo độ phun tơi lớn và đều, được điều khiển tự động phun theo yêu cầu độ ẩm không khí trong MTGH và yêu cầu thời gian nên đã luôn chủ động điều tiết được độ ẩm và nhiệt độ MTGH theo yêu cầu nhân giống bằng mô, hom cho nhiều loài cây có đặc tính sinh học khác nhau.

         Nhà giâm hom cây lâm cải tiến được thiết kế theo các mô đun kích thước tối ưu dựa trên các tiêu chí sau:

         + Đảm bảo tạo điều tiết được MTGH theo yêu cầu sản xuất phù hợp với đối tượng loài cây trồng và đặc điểm khí hậu trong vùng.

         + Quy mô kỹ thuật phù hợp với trình độ sản xuất và điều kiện dịch vụ kỹ thuật trong lâm nghiệp, sử dụng vật liệu, thiết bị thông dụng có trên thị trường.

đặc biệt là thị trường trong nước với giá thành hợp lý,

         + Kết cấu theo các mô đun kích thước tối ưu, đảm bảo có thể chế tạo hàng loạt và lắp đặt được bởi các cơ sở cơ khí tại địa phương.

+ Đảm bảo thuận tiện sử dụng, phù hợp với tầm vóc của người Việt Nam và tiết kiệm vật liệu và có hệ số sử dụng diện tích cho ươm cây lớn nhất.

3. Nguyễn Quang Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam: Sử dụng ván ép nhiều lớp biến tính so với sử dụng gỗ táu, người sản xuất tiết kiệm chi phí mua gỗ là 42 %; tiết kiệm 24,6 %; so với sử dụng gỗ chò chỉ, tiết kiệm 9 % so với sử dụng gỗ dầu tạo vật liệu ván ép nhiều lớp biến tính, kích thước lớn (dài 5000 mm; rộng 500 mm; dày 30 mm). Sản phẩm có kích thước đáp ứng yêu cầu vật liệu gỗ đóng sàn, hầm, boong tàu thuyền đi biển.

- Sản phẩm ván ép nhiều lớp biến  tính bằng các giải pháp cơ- hóa- nhiệt có khối lượng thể tích cao hơn gỗ bạch đàn urophylla (Khối lượng thể tích đạt 751,35 kg/m3), có khả năng sử dụng trong môi trường độ ẩm cao, có độ bền cơ học cao (độ bền uốn tĩnh đạt 50,28 MPa; Mô đun đàn hồi uốn tĩnh đạt 8568,86 MPa..) tương đương các loại ván nhân tạo cùng loại hiện nhập của Trung Quốc). Đánh giá tổng hợp chung, một số tính chất cơ lí quan trong của sản phẩm ván ép nhiều lớp biến tính từ gỗ bạch đàn urophylla theo yêu cầu chất lượng nguyên liệu gỗ trong “quy phạm phân cấp và đóng tàu sông, vỏ gỗ”; sản phẩm được xếp hạng II. Theo “Phân loại đặc tính sử dụng của gỗ làm tầu, thuyền, phà”- Nguyễn Đình Hưng -1995; sản phẩm được xếp loại A, nguyên liệu sử dụng cho đóng tàu thuyền, phà. Sản phẩm có thể thay thế gỗ rừng tự nhiên dùng để đóng các phần trên mớn nước cho các tàu thuyền đi biển công suất vừa và nhỏ.

- Nâng cao giá trị  nguyên liệu gỗ rừng trồng: Hiện nay gỗ rừng trồng chủ yếu sử dụng cho sản xuất dăm gỗ, ván bóc, gỗ xẻ làm ván ghép thanh… giá trị gia tăng mang lại từ các loại sản phẩm nói trên chưa cao (trung bình tăng từ 50-70% so với giá gỗ tròn nguyên liệu); với sản phẩm ván ép nhiều lớp, giá trị gia tăng mang lại có thể gấp 2- 2,5 lần so với giá trị gỗ tròn nguyên liệu; giá trị sử dụng cũng cao hơn, có thể thay thế gỗ rừng tự nhiên.

4. Nguyễn Thị Liệu - Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

- Tiến bộ kỹ thuật mới: “Kỹ thuật lên líp, bón phân và mật độ thích hợp trồng rừng Keo lưỡi liềm trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ” mang ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giải quyết được vấn đề lựa chọn cây trồng rừng chính là loài Keo lưỡi liềm và biện pháp kỹ thuật phù hợp cho đất cát nội đồng các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Tạo được rừng trồng vừa có giá trị kinh tế cao vừa đảm bảo khả năng phòng hộ, chống cát bay, cát lấp, cải tạo môi trường phục vụ sản xuất Lâm nghiệp và Nông nghiệp ổn định.

- So với bón phân vô cơ: Bón vi sinh vượt trội 44,26% so với bón NPK 100g/gốc. Vượt trội so với các công thức thí nghiệm bón phân vô cơ khác từ  34,85% ÷52%.

- So với bón phân hữu cơ: Bón vi sinh 200 g/gốc vượt trội so với bón phân chuồng 2kg/gốc là 1.058%, còn các công thức thí nghiệm bón phân hữu cơ khác thì lỗ vốn.

- Các tiến bộ kỹ thuật áp dụng trồng rừng Keo lưỡi liềm trên đất cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ hoặc các vùng khác với các đặc điểm đặc thù như đất cát úng ngập cục bộ, cát bay cục bộ, nghèo dinh dưỡng và tỷ lệ cát cao.

- Khả năng áp dụng thuận tiện, tiến bộ kỹ thuật trình bày rõ ràng, dễ chuyển giao đưa vào áp dụng trên diện rộng. Sau 7 năm, rừng trồng mật độ 1.650 cây/ha cho lãi ròng 19.541.561 đồng/ha, vượt trội hơn 425,28% so với mật độ 2.200 cây/ha.

5. Phạm Thế Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam:

 Kết quả nghiên cứu của đề tài Bộ “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau”đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận TBKT có tên là: “Kỹ thuật quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng và sử dụng phân Lân trong trồng rừng keo ở các luân kỳ sau tại Trung Bộ và Đông Nam Bộ”.

- Kỹ thuật quản lý VLHCSKT và bón bổ sung Lân đã cải thiện độ phì đất, duy trì độ ẩm đất và hoạt động của vi sinh vật đất, hạn chế xói mòn.

- Do không đốt VLHCSKT nên không làm hư hại nghiêm trọng đất và ô nhiễm môi trường do khói bụi, không làm tăng nhiệt độ không khí cũng như tăng phát thải khí nhà kính.

- Do không cày xới đất nên hạn chế xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng trong đất.

 Góp phần thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp bền vững do nâng cao được giá trị rừng trồng sản xuất. Năng suất rừng Keo lá tràm tăng khỏang 3 m3/ha/năm, Keo lai tăng từ 2,53 đến 2,87 m3/ha/năm. Theo đó, đối với Keo lá tràm, lợi nhuận thu được cao hơn 23,8 % (116,94 triệu đồng so với 94, 45 triệu đồng). Đối với Keo lai, lợi nhuận thu được cao hơn 17,54 % (36,65 triệu đồng so với 31,18 triệu đồng).

- Thu hút lao động phát triển nghề rừng do lợi nhuận cao. Đối với Keo lá tràm, lợi nhuận thu được cao hơn 23,8 % (116,94 triệu đồng so với 94, 45 triệu đồng). Đối với Keo lai, lợi nhuận thu được cao hơn 17,54 % (36,65 triệu đồng só với 31,18 triệu đồng).

6. Lê Quốc Huy (Phụ trách Bộ môn, Viện NC Sinh Thái và Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam). TBKT CNSH năm 2015: Quy trình sản xuất chế phẩm Nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) in vitro dạng bột cho cây Lâm nghiệp”.Mã số TBKT CNSH: LN.VS.03.2015/CNSH-BNNPTNT.

      - Kết quả sản phẩm góp phần khẳng định sự thành công về khoa học công nghệ của Công nghệ sinh khối AM in viro, một điều mà cách đây không lâu các nhà nghiên cứu lĩnh vực Mycorhiza đã cho rằng không thể thực hiện được đối với Nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza). Là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không phải là sản phẩm biến đổi gen nên sử dụng thân thiện môi trường, đáp ứng yêu cầu sản xuất của rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lâm nghiệp đang áp dụng thực hiện chứng chỉ sản phẩm rừng (FSC).

- Đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả mang lại rất đáng kể về sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế cho các cơ sở sản xuất.

- Liều lượng bón nhiễm chế phẩm AM in vitro cho cây trồng với liều lượng nhỏ (400mg/cây) do đó tiết kiệm sức lao động trong việc vận chuyển và bón nhiễm cho cây trồng so với các loại phân bón vi sinh khác trên thị trường.

Giá trị kinh tế rừng trồng có bón chế phẩm AM cao hơn so với rừng trồng không bón nhiễm chế phẩm AM in vitro là 17.000.000 - 19.000.000đ/1ha (kịch bản tính toán theo năng suất và giá thành sản phẩm năm 2012).

7. Phạm Quang Thu - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. sản xuất chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén bón cho cây rừng. - Giảm chi phí đầu tư bón phân khi trồng và chăm sóc rừng: tiết kiệm 3.200.000đ/ha x 150ha = 480.000.000 đ. Lợi ích kinh tế do tăng sản lượng: 60m3/ha x 150 ha x 1.500.000đ/m3 = 1.350.000.000đ.

- Tổng cộng khoảng 1.830.000đ cho 150ha thử nghiệm với luân kỳ 15 năm.

- Lần đầu tiên ở Việt Nam sản xuất chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén bón cho cây rừng. Trước đây, khi sản xuất cây con thông ở vườn ươm, quy trình bắt buộc phải trộn 10% đất mặt của rừng thông đã khép tán với thành phần của ruột bầu nhằm cung cấp nguồn nấm rễ tự nhiên cho cây con.  Điều này đã gây nhiều trở ngại và chi phí tốn kém hơn, cây con dễ bị bệnh, sinh trưởng không đều. Khi sản xuất cây con ở vườn ươm, sử dụng chế phẩm MF1 thành phần của ruột bầu không cần có 10% đất mặt rừng thông, cây còn sinh trưởng tốt, không bị bệnh, đạt 100% chất lượng xuất vườn. Rừng trồng bón 40 gam chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp thay thế hoàn toàn cho 200 gam NPK giúp có khả năng chống chịu bệnh và sinh trưởng nhanh, người dân ít phải sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, không cần sử dụng phân hóa học nên chi phí thấp và không gây ô nhiễm môi trường.

- Chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén MF1 áp dụng cho cây thông, ở giai đoạn vườn ươm và rừng trồng phù hợp với yêu cầu sản xuất. Hạn chế bệnh hại cổ rễ đối với thông, tăng tỷ lệ sống của cây con ở giai đoạn vườn ươm và rừng trồng, dễ sử dụng. Do chế phẩm vận chuyển nhẹ nhàng nên phù hợp các khu vực đồi núi. Ngoài ra chế phẩm MF1, tiết kiệm chi phí ở một số khâu sau như: công lao động mang vác vận chuyển, hạn chế được bệnh nên giảm công phun thuốc, tăng tỷ lệ sống của cây nên ít phải trồng dặm. Do vậy rất phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong sản xuất hiện nay.

             - Khi có chế phẩm các cơ sở sản xuất sẽ chủ động hơn trong việc gieo ươm cây con, đặc biệt là các loài thông, không phải lấy lớp đất mùn rừng thông về trộn với thành phần của ruột bầu khi gieo ươm. Điều này sẽ giảm chi phí cho sản xuất, không gây hại cho các khu rừng khác bị đào lấy tầng đất mặt.

Tin cùng chuyên mục