Xây dựng lối sống tích cực trong công nhân Việt Nam hiện nay
24/03/2016
Kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, năm 2014, cho thấy có các biểu hiện tích cực nổi trội về lối sống công nhân, đó là: Công nhân có niềm tin, sáng tạo trong lao động (chiếm 63,7%); sống có trách nhiệm, gắn bó với doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 61,9%); có trách nhiệm với gia đình, người thân (59,6%); có tính đoàn kết, giúp đỡ tương trợ nhau trong công việc cũng như trong đời sống xă hội (58%). Sống có văn hóa (49,6%); quan tâm tương trợ lẫn nhau (57,2%) tạo nên hình ảnh đẹp về người công nhân.
Cùng với những biểu hiện tích cực, lành mạnh về lối sống, có những biểu hiện tiêu cực như: sống thực dụng (có biểu hiện trong 27,9% số công nhân); đua đ̣i, lăng phí (29,4%). Buồn chán, mất niềm tin (12,9%) ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, thái độ, hiệu quả làm việc của người lao động, làm giảm năng suất lao động. Sống ích kỷ, thờ ơ, cá nhân chủ nghĩa, thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình (22%); sống đua đ̣i theo những xu hướng “thời thượng” do ảnh hưởng từ bên ngoài và tác động mặt trái của kinh tế thị trường. ứng xử, giao tiếp kém cũng xuất hiện ở một bộ phận nhỏ công nhân hiện nay (25,5%)[1].
Các biện pháp xây dựng lối sống tích cực, hiện đại trong công nhân
Để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh trong điều kiện công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế cần phát huy lối sống tích cực, giảm thiểu các biểu hiện tiêu cực trong lối sống của công nhân. Trước mắt, thực hiên tốt các biện pháp sau đây:
Một là, nâng cao nhận thức của công nhân về các mặt văn hóa, xã hội, về giai cấp công nhân, về lối sống tích cực. Tập trung vào những vấn đề: nhận thức về sứ mệnh của giai cấp công nhân trong điều kiện mới; nhận thức về vai trò và niềm tin về lối sống công nhân tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Nhận thức về học nghề trong điều kiện mới; đẩy mạnh tuyên truyền về ư thức chính trị, văn hóa lối sống và về chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ công nhân.
Hai là, xây dựng hệ giá trị lối sống tích cực của công nhân Việt Nam. Định hướng hệ giá trị lối sống công nhân trên cơ sở hệ giá trị của con người Việt Nam với 7 đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Giá trị phổ biến trong lối sống công nhân bao gồm giá trị về tinh thần như hạnh phúc, dân chủ, công bằng, pháp quyền; và giá trị về vật chất như việc làm, tiền lương, của cải vật chất.
Bốn là, tăng cường nguồn lực đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển văn hóa tinh thần của công nhân. Mua sắm, bổ sung trang thiết bị, sách, báo, máy tính kết nối internet cho các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân để xây dựng “điểm học tập, sinh hoạt văn hóa” phục vụ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Các Ban Quản lư KCN, KCX yêu cầu các doanh nghiệp cùng chung tay xây dựng một chỉnh thể văn hóa đa dạng, giàu tính tương tác, thu hút người lao động.
Điều kiện đảm bảo thực hiện các biện pháp là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân; Động viên, khuyến khích bản thân mỗi người công nhân tự phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống.
[1] Số liệu khảo sát của Đề tài “Lối sống công nhân Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa” mã số KX03.15/11-15.