Công đoàn Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025 | 12:33

Thi đua

Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam trong thực hiện Nghị quyết liên tịch 02 gắn với xây dựng nông thôn mới

08/01/2016

Phong trào thi đua phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp PTNTgắn với “Xây dựng nông thôn mới” do Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam làm thường trực đã thu được nhiều thành tựu quan trọng.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành trong cả nước nói chung và CNVCLĐ ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Nam nói riêng, phong trào thi đua  đã làm chuyển biến tích cực và thay đổi to lớn diện mạo của nông thôn từ đồng bằng, trung du, miền núi; Cơ sở hạ tầng nông thôn ngày đ­ược cải thiện nhanh chóng, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ sản được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả rõ nét, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo, đảm bảo đ­ược vấn đề an ninh lương thực, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản với nhiều mặt hàng có vị thế cao trên thị trường quốc tế.

Những năm qua, phong trào thi đua đã được các ngành và địa phương triển khai thành các phong trào cụ thể, với những mục tiêu, nội dung rõ ràng, phù hợp cho từng khối đơn vị. Trong đó nhiều phong trào đã được phổ biến và lan toả rộng rãi trong phạm vi cả nước.

Phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị sử dụng đất, xây dựng cánh đồng, trang trại, đạt 50 triệu đồng/ha/năm đã được phát động rộng rãi. Nhiều địa phư­ơng và nông dân đã nhiệt tình hư­ởng ứng, góp phần thay đổi t­ư duy từ sản xuất theo số l­ượng sang chất l­ượng, đạt giá trị và thu nhập ngày càng cao. Cả nước đã xuất hiện nhiều mô hình đạt 50 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có mô hình đạt 100 - 200 triệu đồng/ha/năm.

Thi đua xây dựng mô hình“Liên kết bốn nhà” là phong trào liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, các nhà quản lý, khoa học, các tổ chức tín dụng, nhằm từng bước tạo lập phư­ơng thức gắn kết chặt chẽ, tiến bộ giữa khoa học công nghệ với sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản trong cơ chế thị trư­ờng. Phong trào này đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT  phát động, được các Bộ ngành, địa phương, nhiều cơ quan tổ chức, hội, hiệp hội hưởng ứng phối hợp chỉ đạo và nhận được sự tham gia của đông đảo của "các nhà".

 Các phong trào thi đua chuyên đề trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi, trong các đơn vị khối doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học, đào tạo cũng rất phong phú và sinh động, như: “Triệu phú nghề rừng”,"Giống tố́t bộ̣i thu”,"3 quản”,"3 bám","Công trình chất lư­ợng cao”, "Vững chắc thân đê, xanh hoá chân đê, cứng hoá mặt đê". "Giám đố́c quản lý giỏi”, "Mỗi Việ̣n là một khuôn viên khoa học"; "Dạy tố́t, học tốt, phục vụ tốt","Vì ngày mai lậ̣p nghiệp"v.v... là những phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, đ­ược CNVCLĐ nhiệt tình h­ưởng ứng.

            Những thành tựu nổi bật trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thông gắn với phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết liên tịch 5 năm qua.

Cùng với thực hiện đường lối đổi mới của đất nước, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam có những chuyển mình bằng những đột phá quan trọng, Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng toàn ngành bình quân 5 năm (2011-2015) đạt 3,12%/năm đạt và vượt mục tiêu Đại hội XI cũng như Kế hoạch 5 năm đề ra (2,6 - 3,0%/năm); Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng bình quân đạt 3,52%/năm. Tăng trưởng của nông nghiệp đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu chung của cả nước là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thêm hàng triệu việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Nông sản Việt Nam đã có mặt ở 180 quốc gia trên thế giới; tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản tăng mạnh, đạt 30,86 tỷ USD vào năm 2014 và ước đạt 30 tỷ USD năm 2015, tăng 9 tỷ USD so với chỉ tiêu 21 tỷ USD đề ra, góp phần quan trọng giảm nhập siêu của cả nước. Có 10 mặt hàng đạt mức kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên gồm gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều, sắn, hoa quả, gỗ và sản phẩm từ gỗ, tôm, cá tra.  Thu nhập của người dân nông thôn và nông dân đã tăng đáng kể, đến hết năm 2014 đã đạt bình quân 2,04 triệu/người/tháng. Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 86% (tăng 11% so với 2010); tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chí mới đạt 65% (tăng 13% so với 2010).

Trong 05 năm qua, đã có gần 17.000 đề tài, sáng kiến được ứng dụng vào sản xuất, tổng giá trị làm lợi gần 100 tỷ đồng từ các kết quả nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, thâm canh tăng vụ, tăng sản lượng giá trị cây, con. Đây là những kết quả ban đầu thể hiện sự nỗ lực phấn đầu của các tầng lớp nhân dân và người lao động trong cả nước; trong đó có sự đóng góp của cán bộ, công nhân viên chức ngành nông nghiệp.

Phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam xác định việc tuyên truyền, định hướng cho cán bô, đoàn viên trong Ngành là nhiệm vụ then chốt, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của cả nước. Tính đến tháng 11/2015, cả nước đã có trên 1.132 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 12,7% tổng số xã) bình quân đạt 11,64 tiêu chí/xã; đã có 10 huyện được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận và công bố đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người nông thôn đạt khoảng 24,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghêò giảm mạnh còn 9,5%.

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, sự cố gắng của các đơn vị trong ngành cùng toàn thể cán bộ đoàn viên công đoàn đã nỗ lực khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất  góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Ngành đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Công tác giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên, người lao động có chuyển biến tích cực; Công đoàn đã xây dựng nhiều chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo đạt kết quả tốt, đời sống của người lao động  tiếp tục được cải thiện. Nhiều phong trào hưởng ứng đã được thực hiện như thi viết, sân khấu hóa về Tìm hiểu xây dựng nông thôn mới, Đã tham gia cùng Cục Kinh Tế hợp tác, các sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trong cả nước, tổ chức nhiều lớp tập Huấn về xây dựng nông thôn mới, tham gia cùng các địa phương triển khai các hoạt động của phong trào tới người nông dân, nhân rộng các điển hình tiên tiến của các phong trào.

 Cùng với các Đảng bộ, chính quyền của các đơn vị, tổ chức Công đoàn đã và đang nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức để lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết Liên tịch gắn với xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Qua đó CĐN đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu để tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới...

Đẩy mạnh phong trào thi đua liên kết phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH Nông nghiệp và PTNT, xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng của Bộ Nông nghiệp và PTNT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền các đơn vị trong ngành nói chung và của CĐN nói riêng trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu: “Công đoàn cùng chính quyền tích cực tham gia phong trào thi đua liên kết, chung sức xây dựng nông thôn mới làm cho nông thôn ngày càng hiện đại hóa, công nghiệp hóa”, với phương châm: “ phong trào Xây dựng nông thôn mới thiết thực, có hiệu quả tránh hình thức, lãng phí”:

Kết quả và thành tựu của ngành Nông nghiệp trong những năm qua có sự đóng góp tích cực của đội ngũ CNVCLĐ thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài ngành thông qua phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới“.

Được sự quan tâm và phối hợp chỉ đạo chặt chẽ giữa Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền, Công đoàn các cấp trong đó Công đoàn là lực lượng nòng cốt có vai trò chủ động trong công tác tổ chức vận động đông đảo cán bộ công nhân viên tham gia phong trào thi đua, góp phần tăng cường khối liên minh công nông- trí thức.

Để phong trào thi đua Liên kết phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và PTNT thực sự là phong trào rộng lớn trong CNVCLĐ các ngành các cấp nói chung, ngành Nông nghiệp và PTNT nói riêng  yêu cầu công đoàn các cấp cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

1- Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa Nghị quyết Liên tịch giữa TLĐ với Bộ Nông nghiệp và PTNT, những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các điển hình tiên tiến của phong trào, rút kinh nghiệm những nơi chạy theo hình thức, làm vì phong trào không mang lại hiệu quả, thiếu tính thực tế, thiết thực. Phối hợp tốt với chuyên môn tăng cường  đầu tư đúng mức cho khoa học - kỹ thuật, công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; khuyến khích thu hút đầu tư với nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên, thuận lợi cho nhà đầu tư; thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển toàn diện; thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ, liên kết giữa các nhà sản xuất, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân; giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, giữa sản xuất hàng hóa với xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.

3- Công đoàn cần tăng cường công tác vận động CNVC,LĐ, tạo sự đồng thuận trong đơn vị, Tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước để tuyên truyền, vận động,  huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân cho chương trình xây dựng nông thôn mới; gắn kết chặt chẽ phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới với các cuộc vận động cách mạng và các phong trào thi đua yêu nước khác ở địa phương. Cán bộ đoàn viên Công đoàn các cấp cần ý thức Xây dựng Nông thôn mới vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ vừa là quyền lợi gắn kết giữa 2 giai cấp Nông dân và Công nhân trong sự nghiệp xây dựng và Bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

4- Từng bước củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, để có đủ năng lực triển khai chương trình, thực hiện nghị quyết liên tịch; phân công, bố trí cụ thể cho từng cán bộ, đoàn viên, sâu sát cơ sở, gần gũi với dân để giúp xã, giúp dân xây dựng nông thôn mới;

5- Phối hợp với chuyên môn đồng cấp, tăng cường củng cố kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, dịch vụ bưu chính viễn thông, xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn gồm: điện, đường, trường, trạm, nước sạch vệ sinh môi trường, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi có hiệu quả, nâng hiệu suất sử dụng các công trình thủy lợi lên trên 80%.

6- Cùng chuyên môn đồng cấp, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động nông nghiệp tại chỗ, doanh nghiệp dịch vụ vật tư, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản cho nông dân. Phát triển mạnh doanh nghiệp công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu... phục vụ nông nghiệp.

7- Tăng cường phối hợp giữa Công đoàn với Hội nông dân các cấp trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, nhằm tổ chức vận động CNVCLĐ tích cực hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông đưa nhanh tiến bộ KHKT vào sản xuất

 

Đề xuất kiến nghị:

1- Đề nghị chính phủ, các Bộ, Ngành TƯ tiếp tục duy trì các dự án vay vốn giải quyết việc làm, tăng mức kinh phí cho các tỉnh miền núi để đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang trại giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh công tác thông tin, dự báo, xúc tiến thương mại, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước cho nông dân.

2- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản, chính sách hỗ trợ ruỉ ro trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, diêm nghiệp, sớm triển khai thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp.

3- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, an toàn trong sản xuất nông nghiệp, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, phát triển nhanh các trung tâm, trạm giống, cơ sở khuyến nông ở các huyện, xã. Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác nông thôn…

4- Cần có chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, quy định lại hạn điền nhiều hơn, thời gian sử dụng đất dài hơn phù hợp với liên kết sản xuất kinh tế trang trại, để thuận tiện trong việc ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ chế thông thoáng hơn về hỗ trợ lãi xuất vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, để đồng vốn đầu tư đến với nông dân kịp thời và đúng đối tượng. Quan tâm chỉ đạo phát triển mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”.

5- Tăng cường nghiên cứu đề xuất, ban hành, sửa đổi bổ sung thay thế các văn bản pháp quy nhằm phát triển lực lượng sản xuất, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước ở các ngành. Hoàn thiện các chính sách về tăng cường nguồn lực cho nông nghiệp, nông thôn. Mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn.

6- Phát huy tính năng động sáng tạo, tích cực chuyển giao kịp thời đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, tạo đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Xây dựng các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để khai thác, phát huy tốt các nguồn lực khoa học - công nghệ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ; thu hút thanh niên, trí thức trẻ về nông thôn, xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn, công nghệ cao.

7- Các ngành các cấp đáp ứng yêu cầu dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông dân kịp thời, đồng bộ, chất lượng tốt, phục vụ có hiệu quả về vật tư, phân bón, thiết bị nông nghiệp ngoại nhập, việc cung ứng thuốc trừ sâu, máy nông cụ... Xây dựng quan hệ liên minh công nông bền chặt, tin cậy./.

Tin cùng chuyên mục

Một số điều rút ra từ việc tham gia Chương trình “1 triệu sáng kiến” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực, vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động từ ngày 01/9/2021 đến 01/9/2023. Mục tiêu phấn đấu được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ 01/9/2021 đến 31/5/2022 phấn đấu đạt 300 nghìn sáng kiến, giai đoạn 2 từ 01/6/2022 đến 01/9/2023 phấn đấu đạt 700 nghìn sáng kiến. Thực tế đã đạt mục tiêu 300 nghìn sáng kiến sớm trước 20 ngày và kết thúc giai đoạn 1 (hết ngày 31/5/2022) với 696.948 sáng k

09/01/2023