Công đoàn Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025 | 06:46

Chính trị - Xã hội

CNVCLĐ Hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” năm 2015: Hành động cụ thể, tạo chuyển biến mạnh mẽ

26/06/2015

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai “Tháng hành động phòng, chống ma tuý” (tháng 6.2015), Tổng LĐLĐVN hướng dẫn các cấp CĐ cả nước triển khai 5 nhiệm vụ cụ thể với mục tiêu đặt ra là phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động của các cấp CĐ và CNVCLĐ về nhiệm vụ phòng, chống ma túy (PCMT).

    Nhân rộng mô hình không ma túy và tệ nạn xã hội

    Những năm qua, các cấp CĐ cả nước đã thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia PCMT giai đoạn 2012-2015. Dưới sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐVN, các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành T.Ư đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể đến các CĐCS, tạo thành mạng lưới truyền thông rộng khắp về công tác PCMT.

    Từ năm 2012 đến nay, các đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐVN ban hành trên 2.000 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị cơ sở triển khai hoạt động tuyên truyền PCMT. Theo báo cáo chưa đầy đủ, đến nay các cấp CĐ tổ chức và tham gia 7.138 cuộc mít tinh, diễu hành; 118.303 buổi tập huấn PCMT cho 56.971.622 lượt CNVCLĐ; in và phát hành 26.472.385 bộ tài liệu tuyên truyền PCMT và TNXH. Tiêu biểu là LĐLĐ tỉnh Hải Dương, ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức cho hơn 140.000 CNVCLĐ đăng ký không để bản thân và gia đình sử dụng, buôn bán và tàng trữ MT, còn thành lập, duy trì 2 khu nhà trọ không MT và TNXH tại nơi có đông CNLĐ. Sau một thời gian, TNXH ở những nơi này giảm rõ rệt và hiện không còn tồn tại TNXH. LĐLĐ tỉnh Sơn La hằng năm tổ chức cho 100% đơn vị trực thuộc ký cam kết thực hiện “4 không” về MT, đưa nội dung chấp hành Luật PCMT vào chương trình công tác. Nhờ vậy, từ tháng 7.2013 không còn CNVCLĐ mắc nghiện và không phát sinh người nghiện mới.

    Cách làm này của các cấp CĐ thu được những kết quả tích cực và rõ nét. Thời gian tới, các đơn vị cần chủ động triển khai nhân rộng mô hình và tìm ra những cách làm mới, hiệu quả hơn, góp phần ngăn chặn MT và TNXH thâm nhập vào đời sống CNVCLĐ.

    Đẩy mạnh xã hội hóa

    Hiện cả nước có 15 triệu CNVCLĐ, trong đó khoảng 1,7 triệu người đang làm việc trong các KCN-KCX. Đa số CNLĐ ở những nơi này có thu nhập thấp, đời sống tinh thần nghèo nàn nên rất dễ mắc vào các TNXH, đặc biệt là MT. Bên cạnh đó, tình hình tệ nạn MT vẫn diễn biến phức tạp, số người nghiện MT trong độ tuổi LĐ đông. Theo khảo sát của Bộ Công an, thành phần nghiện hút là CNLĐ trong toàn quốc có tỉ lệ 6,71%.

    Trước tình hình đó, Tổng LĐLĐVN chủ động tổ chức, chỉ đạo các cấp CĐ tích cực hơn với công tác PCMT trong CNVCLĐ. Hàng trăm lớp tập huấn, truyền thông, hội thảo về công tác này được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, trình độ cho CBCĐ từ cấp cơ sở trở lên, từ đó chuyển tải những nội dung thiết thực tới CNVCLĐ. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào nội lực của tổ chức CĐ thì chưa đủ. Những năm gần đây, kinh phí cho chương trình PCMT và TNXH bị cắt giảm nhiều, Tổng LĐLĐVN không nhận được kinh phí tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS, mại dâm từ Chương trình mục tiêu quốc gia, nên ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả triển khai các hoạt động đó.

    Bên cạnh việc mong muốn Chính phủ hỗ trợ thêm kinh phí trong giai đoạn 2016-2020, Tổng LĐLĐVN đề nghị các LĐLĐ tỉnh, TP chủ động phối hợp với chính quyền đồng cấp và các cơ quan chức năng ở địa phương, tranh thủ thêm nguồn lực để tạo hiệu quả trong công tác tuyên truyền và triển khai nhiều hoạt động hơn nữa. Mục tiêu lớn nhất của Tổng LĐLĐVN là thực hiện hiệu quả nội dung “Tháng hành động PCMT” để phấn đấu giảm dần số người nghiện và đến năm 2020 không còn CNVCLĐ nghiện MT mới. Các cấp CĐ làm tốt công tác tuyên truyền PCMT và TNXH trong CNVCLĐ chính là góp phần thiết thực chăm lo, bảo vệ sức khoẻ NLĐ.

Tin cùng chuyên mục