Công đoàn Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025 | 06:29

Hoạt động đối ngoại

Kết quả Hội nghị và hội thảo của BWI tại Philippine từ ngày 8-9/4/2015

17/04/2015

Thực hiện Quyết định số 389/QĐ-TLĐ ngày 16/3/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam v/v cử cán bộ đi công tác tại Manila, Philippine, Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã cử hai đồng chí dự Hội thảo và Hội nghị khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ngày 8, 9/4/2015 tại khách sạn Holiday Inn Manila Galleria. Hội nghị và hội thảo diễn ra trong bối cảnh vấn đề lao động nhập cư trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang gia tăng và trở thành vấn đề nóng và cấp bách khi mà q

Với tình hình đó, BWI phối hợp với Viện nghiên cứu Friedrich Đức (FES) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Lao động nhập cư và Vai trò của tổ chức Công đoàn” ngày 8/4/2015. Đến dự Hội nghị và đồng chủ trì hội thảo có ông Per Olof Sjoo - Chủ tịch BWI, ông Albert Yuson - Tổng thư ký BWI; ông R.C. Khuntia - Phó chủ tịch BWI khu vực. Các bài phát biểu khai mạc đã nêu bật tình hình hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, đoàn viên ngành lâm nghiệp và xây dựng trên thế giới cũng như trong khu vực, trong đó nhấn mạnh đến an toàn lao động, vi phạm quyền lao động của giới chủ và đặc biệt là các trường hợp vi phạm tại các công trình xây dựng tại Qatar phục vụ World Cup năm 2022 của FIFA.  Những vi phạm an toàn lao động này đã khiến cho hơn 2000 lao động trong khu vực chết và hàng nghìn người bị thương và mất việc làm do không còn đủ sức khỏe làm việc.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Berthold Leimbach - Đại diện Văn phòng thường trực FES tại Philippine đã đánh giá cao vai trò của BWI khu vực trong việc bảo vệ quyền lợi và nâng cao tiếng nói của người lao động trong ngành nghề và cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với BWI các cấp trong thời gian tới. Đại diện cho chính phủ Philippine - Bà Rosalida Dimapilis-Baldoz, Thư ký Văn phòng Lao động và Việc làm Philippine, nêu bật kết quả mà Chính phủ Philippine đã nỗ lực thực hiện nhằm nâng cao điều kiện lao động cho người lao động trong nước và có những chính sách hỗ trợ cho lao động nhập cư hợp pháp. Tuy nhiên, các đại biểu đã đặt ra những câu hỏi cho đại diện Chính phủ về những vấn đề mà người lao động nhập cư đang bị đối xử bất công và phân biệt so với lao động bản địa mà chưa được giải quyết.

Hội nghị tiếp tục với 5 phiên họp dưới sự trình bày của đại diện các tổ chức như: ADB, ILO, SAARC, BWICT và MWRN, Uni APRO... và đại diện các tổ chức công đoàn thành viên chủ chốt của BWI trong khu vực như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia... về các vấn đề nổi cộm hiện nay như: tình hình kinh tế khu vực, chính sách khối ASEAN về lao động nhập cư, vai trò của công đoàn khu vực trong việc tác động chính phủ và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách cho lao động nhập cư; giám sát quá trình thực hiện các chính sách này và tăng cường tiếng nói cho người lao động trong bối cảnh khu vực này đang đẩy mạnh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng nhiều lao động nhập cư và mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC.

Buổi chiều, Hội nghị đồng thời diễn ra hai hội thảo nhóm: nhóm 1 dành cho khối lâm nghiệp và gỗ, nhóm 2 dành cho các đơn vị trong lĩnh vực xi măng. Mỗi hội thảo nhóm là nơi tập hợp các tiếng nói, ý kiến, kiến nghị trước những vấn đề nổi cộm của từng thành viên ở mỗi nước để từ đó BWI và các đại diện đến từ các tổ chức khác có thể lắng nghe và thấu hiểu tình hình thực tế hiện nay và cam kết thúc đẩy cải thiện lao động và việc làm bền vững cho người lao động, trong đó đảm bảo quyền lợi bình đẳng cho lao động nhập cư.

Đại diện Công đoàn Nông nghiệp Việt Nam (Công đoàn Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam-VFCU) đã tham dự đầy đủ phiên họp về lâm nghiệp và gỗ để có trải nghiệm rõ ràng hơn về tình hình lao động của ngành trong khu vực, đồng thời chia sẻ thông tin trong ngành tại Việt Nam - thuận lợi cũng như khó khăn của ngành.

Hội thảo kết thúc với việc BWI tổng hợp các đề xuất, kiến nghị từ các đơn vị thành viên để gửi cho các đơn vị liên quan của chính phủ các nước trong khu vực và làm căn cứ để BWI đề ra kế hoạch chiến lược cho hoạt động công đoàn trong giai đoạn 2015-2017 trong Hội nghị khu vực diễn ra ngày hôm sau (ngày 9/5/2015).

Hội nghị khu vực châu Á - Thái Bình Dương là hội nghị được tổ chức nhằm bầu ra Ban Chấp hành mới, Phó Chủ tịch mới và Ban Nữ công mới của BWI khu vực. Căn cứ vào Điều lệ và quy định BWI, có 110 đại biểu từ 52 công đoàn thành viên tham dự, trong đó: 81 đại biểu có quyền bỏ phiếu (do đã đóng đoàn phí đầy đủ cho BWI). Theo quy định của BWI thì ở cấp độ khu vực, BWI không tổ chức Đại hội mà chỉ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các đơn vị thành viên cho các vị trí chủ chốt của tổ chức cấp khu vực. Do vậy, Hội nghị không tiến hành bỏ phiếu mà thông qua hình thức giơ tay đồng ý hay không đồng ý đối với danh sách nhân sự đã được dự kiến trước đó. Với tư cách thành viên chính thức, đại biểu đại diện VFCU đã tham dự đầy đủ các phiên họp bầu cử của Hội nghị và tham gia biểu quyết giơ tay thông qua danh sách các vị trí chủ chốt của BWI khu vực. Hội nghị đã chia các thành viên theo khu vực địa lý thành 3 nhóm: Nam Á (nhóm số 19), Đông Nam Á (nhóm số 20) và Thái Bình Dương (nhóm số 21). Kết quả, Hội nghị đã bầu ra 07 ủy viên Ban Chấp hành, 01 Phó Chủ tịch và 03 ủy viên Ban Nữ công khu vực. Hội nghị đã ra thông điệp và nghị quyết trình lên Hội đồng BWI toàn cầu, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường hoạt động phong trào bảo vệ quyền lợi lao động nhập cư, đặc biệt lao động nhập cư làm việc trong ngành xi măng, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ World Cup 2022 tại Qatar.  Hội nghị ra khẩu hiệu: “Thẻ Đỏ cho FIFA, không có World Cup nếu quyền lợi người lao động không được đảm bảo”.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, ông Ambet Yuson - Tổng thư ký BWI toàn cầu đã đặt ra chỉ tiêu phấn đấu cho BWI khu vực châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2015-2020 như sau:

-   Có thêm 200 CĐCS mới được thành lập.

-   Có thêm 200.000 đoàn viên mới đóng đoàn phí.

-   Có thêm 20 thành viên mới gia nhập BWI khu vực.

-   Đảm bảo tỷ lệ nữ và tỷ lệ đoàn viên thanh niên tham gia BCH Công đoàn các cấp lần lượt đạt 27% và 21%.

 

Tin cùng chuyên mục