Trong thời gian qua các hệ thống tổ chức công đoàn ngành nông nghiệp đã tích cực tuyên truyền, giáo dục, động viên cán bộ, công nhân viên chức lao động toàn ngành nông nghiệp cùng bà con nông dân, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, duy trì được tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của cả nước, kiềm chế lạm phát, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn. Trong những thành tựu đó có sự đóng góp rất tích cực của đội ngũ cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động trong Ngành thông qua các phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn.
Song trong những năm qua, ngành nông nghiệp luôn phải đối mặt với những khó khăn thách thức do tác động của biến đổi khí hậu, như: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; Ô nhiễm môi trường; mất an toàn vệ sinh thực phẩm thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi; Nhiều chính sách của nước ta chưa phù hợp với qui định quốc tế nên thường xuyên phải sửa đổi. Mặt khác thực hiện chủ trương tái cấu trúc lại hoạt động doanh nghiệp của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp đã thay đổi chủ sở hữu, nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối; Nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn vay nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Người lao động thiếu việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập đời sống người lao động và hoạt động của công đoàn.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ khi nước ta vào WTO, nhiều tổ chức công đoàn còn nhiều lúng túng về mô hình tổ chức và phương pháp hoạt động.
Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI và lãnh đạo của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tái cấu trúc ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2018 phải đổi mới phương thức hoạt động, tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
1. Chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐV và NLĐ
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan;
- Đẩy mạnh thực hiện Hiến pháp, Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động;
- Phát triển các hình thức và nâng cao chất lượng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người lao động;
- Nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền để có chính sách đối với các bệnh nghề nghiệp thuộc ngành;
- Thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở; Tăng cường đối thoại;
- Đưa công tác BHLĐ vào nội dung TƯLĐTT, nội quy cơ quan;
- Đẩy mạnh việc tăng trưởng và hiệu quả “Quỹ tấm lòng vàng lao động”, chương trình “Tấm lưới nghĩa tình”, chương trình “Mái ấm công đoàn”.
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục.
- Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị của giai cấp công nhân;
- Tổ chức tốt hoạt động “Tháng Công nhân”.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các cơ quan báo chí, truyền thông của công đoàn.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và công đoàn.
- Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
3. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động, tham gia tích cực tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới
- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, người lao động. Tập trung phát động các phong trào thi đua gắn với tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới theo 3 khối (QLNN, Sự nghiệp và DN);
- Chú ý các hình thức biểu dương, tôn vinh người lao động có thành tích xuất sắc.
- Có Giải thưởng Công đoàn ngành để hàng năm tôn vinh “Lao động giỏi ngành nông nghiệp”.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các qui định của công đoàn về công tác thi đua, khen thưởng.
4. Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp
- Đẩy mạnh việc xây dựng công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn vững mạnh.
- Nghiên cứu, hoàn thiện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn các cấp phù hợp với hình thức sở hữu và hoạt động các mô hình kinh tế;
- Quan tâm phát triển đoàn viên, đa dạng hóa các lại hình tập hợp, đặc biệt trong khối doanh nghiệp, Nghiệp đoàn theo hướng tổ chức liên kết sản xuất.
- Nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức công đoàn;
- Xây dựng tiêu chuẩn, chức danh cán bộ CĐ.
5. Công tác nữ công
-Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn về công tác phụ nữ.
- Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
-Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ công.
6. Công tác đối ngoại
- Trao đổi học tập kinh nghiệm với các nước tiên tiến trên thế giới để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại.
7. Công tác kiểm tra và hoạt động của Ủy ban kiểm tra
- Kiểm tra việc thực hiện NQ Đại hội, BCH, BTV các cấp; văn bản chỉ đạo cấp trên;
- Củng cố, kiện toàn tổ chức, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn.
8. Công tác tài chính công đoàn
- Tổ chức thực hiện đúng quy định của Luật Công đoàn năm 2012 về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn;
- Tài chính công đoàn phải có hiệu quả để phục vụ tốt cho hoạt động công đoàn nhất là quan tâm đến khó khăn của người lao động và tổ chức công đoàn.