[In trang]
Hội nghị giao ban công tác Công đoàn khối các Viện nghiên cứu năm 2017
Thứ hai, 31/07/2017 - 09:28
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT có 43 Viện nghiên cứu ở các lĩnh vực: Thủy lợi, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, chăn nuôi, thú y… làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ vào sản xuất.

Trong thời gian qua, mặc dù trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, một số lĩnh vực nông nghiệp luôn gặp rủi ro như thiên tai, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh và tình hình khó khăn ở trong nước và trên thế giới, nhưng Bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bằng nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để tăng cường năng lực và phát huy vai trò của các tổ chức, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ công lập, đồng thời huy động các doanh nghiệp tham gia NCKH, chuyển giao công nghệ, đưa Nông nghiệp Việt Nam ngày càng được khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch. Riêng 6 tháng đầu năm 2017, GDP tăng trưởng toàn ngành đạt 2,65%/mục tiêu phấn đấu cả năm là 3,05%; Xuất khẩu đạt 17,1 tỷ USD/mục tiêu cả năm 33 tỷ đô (tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước); Trong phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM, đến nay cả nước đã có: 2745 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 30,76%), 34 Huyện được Thủ tướng ra QĐ công nhận Huyện NTM; Để thực hiện chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012 thì hiện nay đã có 19 Liên hiệp HTX nông nghiệp, 10.726 HTX nông nghiệp, trên 100.000 tổ hợp tác nông nghiệp, có 33.488 trang trại được thành lập theo tiêu chí mới và đã có 559 chuỗi liên kết theo hình thức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chất lượng cao an toàn. Đời sống người lao động trong ngành nông nghiệp và bộ mặt nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực. Trong thành tích chung đó là sự đóng góp to lớn của đội ngũ các nhà khoa học, công nhân viên chức lao động trong các Viện nghiên cứu của Bộ.

Tuy vậy, hiện nay công tác đổi mới tổ chức và quản lý khoa học, chuyển giao công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu: Hệ thống tổ chức NCKH và chuyển giao công nghệ của nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao; Phần lớn sản phẩm nghiên cứu tạo ra còn ở trình động công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng cao, thiếu bền vững; Sự tham gia nghiên cứu và chuyển giao của các tổ chức ngoài công lập còn rất hạn chế.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là:

-  Nhận thức về vị trí, vai trò của KHCN trong ngành nông nghiệp của nhiều cấp ủy Đảng, cán bộ và người lao động của một số cơ quan, đơn vị, tổ chức của ngành chưa đầy đủ và sâu sắc;

-  Hệ thống tổ chức KHCN nông nghiệp chưa đồng bộ, phân tán, cơ sở vật chất kỹ thuật ở nhiều đơn vị nghiên cứu còn lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu; Nguồn nhân lực KHCN còn yếu và còn thiếu các chuyên gia đầu ngành;

-  Cơ chế chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa tạo động lực cho NCKH;

-  Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao KHCN trong nông nghiệp còn thấp so với yêu cầu, thiếu trọng tâm, trong điểm;

-  Xã hội hóa đầu tư cho NCKH, chuyển giao công nghệ trong NN còn hạn chế;

-  Chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa khuyến nông nhà nước với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp.

Mục tiêu thời gian tới: Phải tạo chuyển biến toàn diện về tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao gia trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi phải có sự quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong đó có tổ chức Công đoàn Ngành.


Đồng chí Vũ Xuân Thuỷ - Chủ tịch CĐN phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác công đoàn 6 tháng đầu năm 2017 khối Viện nghiên cứu

Về dự Hội nghị có đồng chí Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Đồng chí đã hoan nghênh Hội nghị giao ban công tác Công đoàn khối Viện nghiên cứu thuộc Bộ để cùng thảo luận, bàn bạc, tham gia các hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp và các kiến nghị của đoàn viên, người lao động cần giải quyết trong thời gian tới. Đồng thời cũng ghi nhận kết quả hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm 2017, đó là: có 100% các đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức lao động; Đã tổ chức tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, 88 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, tổ chức gặp mặt đầu xuân các thế hệ cán bộ của Viện qua các thời kỳ; tổ chức các phong trào thi đua chào mừng Đại hội CĐ các cấp tiến tới ĐH CĐN vào quý I/2018; Tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến các nội dung về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động và các chính sách liên quan đến sắp xếp lại tổ chức, biên chế của các Viện. Đây cũng là những vấn đề rất nhạy cảm, Tổ chức Công đoàn các cấp cần tuyên truyền tốt để người lao động biết và thực hiện đúng, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị mà Bộ giao.

Trong thời gian tới các đồng lãnh đạo Bộ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu BTV Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam tập trung vào một số nội dung sau:

1- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo đột phá trong thực hiện tái cơ cấu; ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ mớit tiên tiến; xây dựng mô hình mẫu với từng ngành để nhân ra diện rộng; khuyến khích liên kết giữa các tổ chức của Nhà nước với các doanh nghiệp.

2. Xác định khoa học công nghệ là khâu then chốt để tạo đột phá trong cơ cấu lại ngành Nông nghiệp; tập trung nguồn lực đầu tư, nghiên cứu, giải quyết các vấn đề quan trọng, bức thiết của Ngành, chống dàn trải, kém hiệu quả; Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp; nghiên cứu, chọn tạo và tổ chức sản xuất ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất, chất lượng và giá trị thương phẩm cao; ưu tiên nguồn lực cho các sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh gắn với thị trường tiêu thụ một cách hiệu quả và bền vững.

3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, tập trung tạo ra sự chuyển biến rõ nét, trên diện rộng đối với 10 loại sản phẩm chủ lực, từng bước xã hội hóa công tác khuyến nông. Tăng cường ĐT, BD nguồn nhân lực cho ngành.

4. Thực hiện mạnh mẽ cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập; đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ sang khoán, đạt hàng sản phẩm khoa học và công nghệ. Thực hiện phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân và doanh nghiệp. Chuyển giao một số dịch vụ công trong khoa học cho DN thực hiện.

5. Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác tuyên truyền, vận động, tham gia triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

6. Quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong khối Viện nghiên cứu thuộc Bộ.