[In trang]
Tình hình lao động và công đoàn năm 2016
Thứ năm, 09/02/2017 - 09:00
Năm 2016, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt khoảng 3,2% thấp hơn 0,4% so với dự báo vào cuối năm 2015. Tốc độ tăng trưởng tại các nước đang phát triển năm 2016 nói chung ở mức 4,2%, mức thấp nhất kể từ năm 2003. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy tạo ra môi trường không khả quan đối với đầu tư toàn cầu và chưa đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động. Thất nghiệp có xu hướng tăng, đặc biệt là thất nghiệp đối với đối tượng là lao động thanh niên (ước tính lên đến 13,1% so với 12,9% năm 201

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thế giới lại liên tiếp xảy ra xung đột vũ trang ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ châu Phi và khu vực Trung Đông, tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải tiềm tàng nguy cơ xung đột quân sự gây bất ổn tại nhiều khu vực. Cuộc khủng hoảng người tị nạn cũng là một trong những nguyên nhân khiến chủ nghĩa dân túy lên ngôi ở nhiều nước phát triển,  dẫn đến sự ủng hộ của cử tri đối với các đảng chính trị và chính khách hữu khuynh và cực hữu lên cao ở  nhiều quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. Các chính phủ cánh tả ở các quốc gia Mỹ La tinh đã tác động tiêu cực đến những chính sách xã hội thân lao động vốn đang được áp dụng trong những năm qua.

1.      Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong khu vực và thế giới

Trước bối cảnh đó, phong trào công nhân và công đoàn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo vệ việc làm, quyền lợi và phúc lợi xã hội trước những tác động tiêu cực của tư nhân hóa, đặc biệt là tư nhân hóa khu vực dịch vụ công; bảo vệ quyền và diều kiện làm việc của người lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu với trọng tâm là liên kết mạng lưới công đoàn trong chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc gia; bảo vệ lao động di cư, lao động khu vực phi chính thức. Bên cạnh những nhiệm vụ chính trên đây, các tổ chức công đoàn cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ người tị nạn và yêu cầu các chính phủ có trách nhiệm xây dựng chính sách và đầu tư để giải quyết vấn đề này trong trung và dài hạn; đấu tranh gây áp dựng lên các chính phủ để thực hiện có trách nhiệm các cam kết của Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, bảo đảm chuyển giao công bằng và việc làm cho người lao động trong các ngành công nghiệp phải chuyển đổi… Các tổ chức công đoàn hiện nay có xu hướng tập hợp lực lượng để đấu tranh cho các vấn đề mang tính toàn cầu này. Tổng công đoàn quốc tế (ITUC), Liên hiệp Công đoàn thế giới (WFTU) và các công đoàn ngành toàn cầu (GUFs) đều chọn Ngày hành động quốc tế kêu gọi sự hưởng ứng từ các thành viên của mình cho nhiều hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó, WFTU đang nỗ lực duy trì và gia tăng sự hiện diện đại diện của mình tại các cơ quan của Liên hiệp quốc (ILO, UNESCO, FAO…). ITUC tiếp tục duy trì việc các đại biểu của mình tham gia và có tiếng nói tại các diễn đàn quốc tế, chính thức thức và bên lề, như các diễn đàn ASEM, APEC, diễn đàn kinh tế thế giới, hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu-COP….

Công đoàn nhiều nước đã tổ chức đình công, tuần hành phản đối các chính sách tự do hóa, tư nhân hóa, cắt giảm phúc lợi xã hội. Đáng chú ý là nỗ lực của các Công đoàn Ấn Độ đã thống nhất chung hành động phản đối các chính sách tư nhân hóa của chính phủ và tổ chức các cuộc đình công toàn quốc gây tiếng vang lớn trong thời gian vừa qua. Tiêu biểu là cuộc đình công toàn quốc kéo dài 24h ngày 2/9/2016 đã huy động 150 triệu người tham gia từ 10 tổ chức công đoàn Ấn Độ. Cuộc đình công này được ví như là cuộc đình công lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

2.      Sơ lược tình hình lao động và hoạt động công đoàn Việt Nam

Tình hình việc làm của đoàn viên và người lao động có những tín hiệu tích cực. Tính chung 10 tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đều tăng: 91.765 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 22.486 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp trong khi số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể giảm so với cùng kỳ năm 2015. Dự kiến có 1,06 triệu người có việc làm mới trong 10  tháng đầu năm 2016.

Thu nhập của đoàn viên và người lao động được cải thiện. Sau khi điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định Nghị định 122/2015/NĐ-CP và điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP, thu nhập bình quân tháng của người lao động đạt 5 triệu đồng/tháng, tăng 393.000đ (8,8%) cùng kỳ 2015. Tuy nhiên, còn gần 20% người lao động có thu nhập thấp ở mức 3 triệu đồng/tháng.

Tình trạng nợ lương người lao động vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, nhiều ngành với số tiền lên tới 574 tỷ đồng. Điều kiện lao động chưa tốt, phúc lợi không đảm bảo và chậm trả lương, điều chỉnh lương không rõ ràng, không đúng quy định, tính thiếu ngày công của công nhân, không thực hiện chế độ độc hại cho công nhân, nợ bảo hiểm là những nguyên nhân của ngừng việc tập thể, đình công tự phát của người lao động. Tính đến hết tháng 11/2016, cả nước đã xảy ra 255 cuộc đình công.

            Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chức năng của tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, cụ thể: tham gia xây dựng 71 dự thảo Luật, nghị định, thông tư với các cơ quan nhà nước, tích cực tham gia ý kiến để Hội đồng Tiền lương quốc gia điều chỉnh lương tối thiểu vùng tăng 7,3%, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hơn 11.300 cuộc kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật đối với NLĐ, tư vấn pháp luật cho hơn 141.000 lượt NLĐ, hỗ trợ bảo vệ tại tòa án cho 61 NLĐ trong đó 16 NLĐ được nhận trở lại làm việc, 221 người được đóng BHXH. Tổng số tiền NLĐ được bồi thường là trên 1,8 tỷ đồng. 5 địa phương hoàn thiện hồ sơ kiện 8 doanh nghiệp nợ BHXH và kinh phí công đoàn; đại diện, thương lượng, ký kết 26.155 bản thỏa ước lao động tập thể, tăng 948 bản so với năm 2015; chăm lo đời sống, tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước cho đoàn viên và NLĐ. Đặc biệt, để phát triển tổ chức công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lấy năm 2016 là năm “Phát triển đoàn viên” và kết quả  tính đến ngày 31/5/2016, kết nạp 491.344 đoàn viên, thành lập mới 2940 CĐCS, đạt 105% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tính đến tháng 12/2016, cả nước có 9.636.380 đoàn viên và 125.560 CĐCS.