Dự Hội nghị có Đồng chí Trần Văn Quý - Phó Chủ tịch TT Công đoàn nông nghiệp và PTNT VN, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Long An, lãnh đạo LĐLĐ, Công đoàn Nông nghiệp và PTNT các tỉnh trong khu vực, đại diện Ban Chính sách Pháp luật, văn phòng phía Nam, một số công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc Công đoàn Nông nghiệp và PTNT có đơn vị đóng trên địa bàn.
- Tại các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng Sông Cửu Long 13 tỉnh, thành phố gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh long, Trà vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang và Hậu Giang. Trong đó có 10/13 Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT trực thuộc LĐLĐ các tỉnh, thành phố (có 03 tỉnh không có công đoàn ngành địa phương là Đồng Tháp, An Giang và Hậu Giang). Tổng số đoàn viên và người lao động của các công đoàn ngành địa phương trong khu vực là 13.632 người với 199 công đoàn cơ sở. Có 19 nghiệp đoàn nghề cá (Nghiệp đoàn khai thác hải sản) tại 04 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng và Kiên Giang với hơn 3.268 đoàn viên và 877 tàu cá có công suất máy trên 90 CV.
- Trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng Sông Cửu Long hiện có 30 CĐCS trực thuộc Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam với số lượng lao động là 7.496 trong đó có 6.591 đoàn viên công đoàn;
- Tình hình quan hệ lao động, đa số các đơn vị thực hiện tốt các chế độ cho người lao động theo qui định của pháp luật, không để xảy ra tranh chấp lao động, số tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ít, có mối quan hệ lao động hài hòa, đa số CNVCLĐ có việc làm ổn định; tiền lương bình quân tháng của người lao động là trên 4.500.000 đồng.
Tại Hội nghị các đại biểu đã đánh giá tích cực kết quả sự phối hợp chỉ đạo giữa Công đoàn Nông nghiệp và PTNT VN với Liên đoàn lao động các tỉnh đối với hoạt động của Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT địa phương và các đơn vị trực thuộc của Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam. Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam là số ít các Công đoàn Ngành Trung ương duy trì được công tác giao ban, đánh giá kết quả phối hợp với LĐLĐ các tỉnh hàng năm.
Kết quả công tác chỉ đạo phối hợp
- Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam luôn giữ được mối liên hệ chặt chẽ với LĐLĐ các tỉnh, thành phố trong việc phối hợp chỉ đạo hoạt động, thường xuyên rà soát Quy chế và bổ sung những nội dung thiết thực trong chương trình phối hợp chỉ đạo. Quá trình thực hiện Quy chế và Chương trình phối hợp đã thể hiện rõ trách nhiệm của mỗi bên, thông qua kế hoạch công tác hàng năm, Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã tổ chức phối hợp hướng dẫn triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống ngành; phương hướng nhiệm vụ phát triển ngành; các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến ngành nghề; các chủ trương chính sách, nghĩa vụ, quyền lợi của công nhân trong ngành; phối hợp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo cán bộ CĐCS các chuyên đề liên quan đến ngành, nghề theo kế hoạch và chương trình 2 bên đã thống nhất; phối hợp chỉ đạo hoạt động của các NĐNC (Nghiệp đoàn khai thác hải sản) trên địa bàn.
- LĐLĐ các tỉnh, thành phố đã cụ thể hóa việc chỉ đạo hoạt động công đoàn theo ngành nghề bằng việc xây dựng quy chế phối hợp hoặc kế hoạch liên tịch với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố với những nội dung cụ thể, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng kế hoạch thực hiện trong giai đoạn tiếp theo, tiến hành khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích để động viên phong trào. Thông qua việc chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PNTT các tỉnh, thành phố và phối hợp chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp trên địa bàn đã tích cực tham gia vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh, chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn. Trong tổ chức hoạt động, các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của công đoàn các cấp trên địa bàn, nhất là công tác tập huấn cán bộ, tổ chức cán bộ, phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, phối hợp giải quyết kịp thời các vụ tai nạn lao động, thực hiện công tác xã hội, từ thiện.
- Phối hợp tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các phong trào thi đua yêu nước theo ngành, nghề; triển khai các phong trào thi đua trong đó tập trung vào các phong trào lớn như: “Toàn ngành nông nghiệp chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới”; thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” với mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả; phong trào “ Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”; thi đua “Phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH Nông nghiệp và PTNT”, gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”...Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam với vai trò thường trực hội đồng thi đua Bộ đã tham mưu và chỉ đạo đơn vị trực thuộc có liên quan cụ thể hóa, hướng dẫn nội dung các phong trào có tính chất ngành nghề phù hợp đặc điểm tình hình địa phương, thực hiện có hiệu quả. Sự phối hợp giữa Công đoàn Ngành trung ương và LĐLĐ các tỉnh đã tác động tích cực trong việc chỉ đạo phong trào CNVCLĐ ở từng địa phương. Sự phối hợp thể hiện rõ nhất trong việc thống nhất chỉ đạo phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và PTNT theo tinh thần Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT/TLĐ- BNN ngày 7/4/1999, giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Bộ Nông nghiệp và PTNT; phong trào xây dựng nông thôn mới trong tình hình hiện nay…
Phối hợp quan tâm, hỗ trợ cho CNVCLĐ ngành nông nghiệp có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, được vay vốn từ quỹ giải quyết việc làm, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở mái ấm công đoàn, ủng hộ lao động bị thiệt hại do bão lụt, thiên tai…
Đề xuất, kiến nghị:
- Đề nghị Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố tạo điều kiện quan tâm phân cấp chuyển các đơn vị sản xuất cùng ngành nghề nông nghiệp và PTNT về trực thuộc Công đoàn ngành địa phương để tăng thêm đoàn viên và kịp thời chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động trong ngành.
- Cần thường xuyên cập nhật, trao đổi thông tin để cùng nhau phối hợp, giải quyết kịp thời, tăng cường phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và PTNT.