Dự Hội nghị có Đồng chí Vũ Xuân Thủy - Ủy viên Ban Cán sự Đảng bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy viên Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn- Chủ tịch Công đoàn nông nghiệp và PTNT VN, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai, lãnh đạo Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, lãnh đạo LĐLĐ các tỉnh trong khu vực, một số công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc Công đoàn Nông nghiệp và PTNT có đơn vị đóng trên địa bàn.
Khu vực trung du, miền núi phía bắc gồm 15 tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Lai Châu, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Điện Biên, Bắc Giang, Quảng Ninh, trong đó 14/15 tỉnh có công đoàn ngành địa phương (công đoàn ngành tỉnh Quảng Ninh giải thể từ tháng 6/2015). Tính đến ngày 30/6/2016: Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT các tỉnh khu vực trung du, miền núi phía Bắc có 19.143 đoàn viên với 332 công đoàn cơ sở, thu nhập từ 02 – 10 triệu đồng/người/tháng.
- Trên địa bàn 15 tỉnh khu vực trung du, miền núi phía Bắc (theo thống kê chưa đầy đủ) Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam hiện có 39 công đoàn cơ sở trực thuộc với số lượng đoàn viên công đoàn là 9.344 đoàn viên (có 03 tỉnh: Lai Châu, Bắc Kạn và Cao Bằng không có CĐCS trực thuộc).
Ngoài ra, Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đang phối hợp chỉ đạo hoạt động các nghiệp đoàn nghề cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với số lượng tính đến tháng 7/2016 là 10 NĐNC và hơn 700 đoàn viên.
Tại Hội nghị các đại biểu đã đánh giá tích cực kết quả sự phối hợp chỉ đạo giữa Công đoàn Nông nghiệp và PTNT VN với Liên đoàn lao động các tỉnh đối với hoạt động của Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT địa phương và các đơn vị trực thuộc của Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam:
- Phối hợp chỉ đạo phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và PT nông thôn giai đoạn 2010-2020, nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương đảng về “Nông nghiệp Nông dân, nông thôn” gắn với phong trào “ Chung tay xây dựng Nông thôn mới” và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Phối hợp hướng dẫn tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của BCH trung ương Đảng “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” gắn với triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 05/6/2008 của ban Bí thư Trung ương Đảng “ Về tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp” với phương châm hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lây công nhân, lao động làm đối tượng tuyên truyền, vận động, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khắn, vướng mắc của cơ sở.
- Phối hợp quan tâm, hỗ trợ cho CNVCLĐ ngành nông nghiệp có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, được vay vốn từ quỹ giải quyết việc làm, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở mái ấm công đoàn, ủng hộ lao động bị thiệt hại do bão lụt, thiên tai…
Ngoài ra, Công đoàn Ngành các địa phương đã tổ chức nhiều phong trào thi đua khác như: Phong trào thi đua yêu nước với mục tiêu ‘‘Năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo ATVSLĐ’’ với nội dung trọng tâm là: tập trung phấn đấu hoàn thành chương trình kế hoạch sản xuất, công tác năm 2016, gắn với việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ CCVC và hội nghị người lao động của các đơn vị. Nhiều đơn vị đăng ký thi đua với nội dung được cụ thể hoá phù hợp với nhiệm vụ của cơ sở theo ngành nghề như phong trào ‘‘Vì một nền Nông nghiệp Việt Nam chất lượng cao, ATVSTP’’ do Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động và các phong trào ‘‘3 giảm, 3 tăng’’, ‘‘3 quản, 3 bám’’, ‘‘Vững chắc chân đê, xanh hoá thân đê, cứng hoá mặt đê’’…
Tuy nhiên cũng còn một số tồn tại cần khắc phục như: Chương trình phối hợp giữa Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam với LĐLĐ các tỉnh, thành phố đã được ký kết nhưng các hoạt động cụ thể mang lại hiệu quả tại CĐN địa phương chưa rõ nét; chế độ thông tin báo cáo 2 chiều giữa CĐN địa phương và Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam còn chậm, chưa thường xuyên, Cần tăng cường công tác thông tin, trao đổi, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, đổi mới các hoạt động cho phù hợp với thực tiễn.
Liên đoàn lao động và công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT các tỉnh cũng đề nghị:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến nghị với Chính phủ tăng định mức hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng để người dân thực sự quan tâm đến việc bảo vệ rừng và có thu nhập về nghề rừng;
- Đề nghị nhà nước quan tâm trong việc giao kế hoạch, điều chỉnh kịp thời giá cấp bù thủy lợi phí, tiền nước để các công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi chủ động hơn trong sản xuất.