Viện có 134 CBVCLĐ trong đó có 61 nữ CNVCLĐ. Hàng năm Viện thực hiện 70 đề tài nghiên cứu dịch hại cây trồng nông lâm nghiệp và biện pháp phòng trừ các cấp. Nữ CBKH chủ trì trên 50% các đề tài nghiên cứu, điển hình là đề tài nghiên cứu các giải pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn xoắn lá tại Đồng bằng Nam Bộ, một đề tài cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ kết quả đề tài, năng suất lúa tăng bình quân trên 20% so với canh tác cũ của nông dân. Đề tài đã được tiếp tục nghiên cứu đối với khu vực phía Bắc. Đến nay, Viện đã đưa ra quy trình và được áp dụng rộng rãi tại các vùng có dịch ở đồng bằng sông Hồng.
Ngoài ra, các cán bộ nữ của Viện còn tham gia nhiều đề tài nghiên cứu, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây công nghiệp, cây màu, cây thực phẩm và sản xuất rau an toàn kết hợp các biện pháp canh tác vệ sinh đồng ruộng; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới quy mô từ vài chục đến hàng trăm ha tại các hợp tác xã chuyên canh trồng cói, trồng rau an toàn vừa làm lợi cho nông dân ở các mô hình hàng tỷ đồng/năm, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, vừa giảm dư lượng thuốc BVTV và các nguy cơ hoá học, sinh học khác trong sản phẩm rau, hạn chế được đáng kể độc hại với môi trường, sức khoẻ cộng đồng.
Thông qua triển khai ứng dụng các TBKT, thực hiện dự án kinh tế xã hội, dự án với các tổ chức quốc tế, các hợp phần chương trình phát triển nông thôn, tham gia chương trình 135 giành cho các xã đặc biệt khó khăn, các chương trình giành riêng cho người thu nhập thấp, trong đó có phụ nữ nghèo và trên 30 dự án kinh tế xã hội thuộc các lĩnh vực thâm canh cây lương thực, phủ xanh đất trống đồi trọc, xoá bỏ cây thuốc phiện... trên khắp các vùng miền trong cả nước, các chị đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho phụ nữ nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo.
Các cán bộ khoa học nữ chủ chốt của Viện đã tham gia đào tạo cán bộ về chuyên ngành bảo vệ thực vật. Đã hướng dẫn hàng trăm sinh viên thực tập đồ án tốt nghiệp về côn trùng bệnh hại cây trồng và thuốc BVTV. Đã hướng dẫn luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ cho hàng chục học viên cao học, NCS. Ngoài ra, chị em còn tham gia hướng dẫn, tập huấn, ngoại khóa cho nhiều lớp giảng viên của chương trình IPM quốc gia, cho cán bộ của nhiều Chi cục BVTV, tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật cho hàng nghìn lượt nông dân, cán bộ kỹ thuật của các chi cục bảo vệ thực vật trong cả nước, trong đó có 10 quy trình công nghệ trên đã được công nhận và đang được ứng dụng rộng rãi ngoài sản xuất và làm lợi cho sản xuất hàng trăm tỷ đồng. Tham gia viết và góp phần công bố, xuất bản Các ấn phẩm nhằm tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ NN & PTNT về công tác BVTV, cập nhật các kết quả nghiên cứu về BVTV. Trong đó có 30/84 bài báo đăng tại các tạp chí trong nước, do chị em chủ trì, 37 bài báo đăng tại các tạp chí nước ngoài. Biên soạn 2 quyển sách giới thiệu về Viện nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Viện BVTV, 2 quyển sách về VietGAHP, VietGAP giới thiệu quy trình sản xuất nông sản an toàn cho chăn nuôi và trồng trọt - 09 tài liệu kỹ thuật tuyên truyền các kỹ thuật BVTV, 06 loại tờ rơi về quy trình kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn, 02 đĩa CD tuyên truyền về sản xuất nông sản an toàn cho nông dân.
Nữ CBVCLĐ Viện Bảo vệ Thực vật tích cực, gương mẫu tham gia các phong trào thi đua, phong trào phụ nữ và hoạt động đoàn thể, xã hội, cộng đồng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, vừa làm tròn thiên chức làm vợ, làm mẹ, vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội cộng đồng được Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể giao phó, đóng góp nhiều kết quả và công sức vào sự lớn mạnh và trưởng thành của Viện, của ngành Bảo vệ thực vật, vào chương trình An ninh lương thực, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chị đã tích cực tham gia các hoạt động phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động đoàn thể, chị em gương mẫu ủng hộ các quỹ từ thiện xã hội. Tập thể nữ luôn đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ, chị em phấn đấu đạt chuẩn mực người phụ nữ mới tích cực học tập, lao động sáng tạo, có tri thức, sức khỏe, luôn quan tâm tới cộng đồng, đạt chuẩn \\"Giỏi việc nước đảm việc nhà\\", gia đình văn hóa. Qua phong trào thi đua hàng năm có trên 92% chị em đạt danh hiệu lao động tiên tiến, có trên 50% chị được bầu là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và cấp Bộ, nhiều chị được nhận bằng Lao động sáng tạo, được tặng thưởng nhiều bằng khen của Bộ NN&PTNT và của Tổng LĐLĐ Việt Nam, góp phần cùng tập thể cán bộ của Viện đã vinh dự đón nhận những phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng 2, các cờ thi đua của Chính phủ, Bộ NN & PTNT, Tổng LĐLĐ VN; Giải thưởng khoa học công nghệ, Giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Bông lúa vàng... nhiều Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trao tặng.
Riêng tập thể nữ của Viện đã được trao giải thưởng \\"Tài năng sáng tạo nữ\\" năm 2005. Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen Phụ nữ tài năng sáng tạo trong thời kỳ đổi mới 2003-2007; Bằng khen của Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng đã có thành tích trong phong trào thi đua nữ công nhân viên chức ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ năm 2003-2007; Bằng khen của Công đoàn Ngành vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua \\"Giỏi việc nước, đảm việc nhà\\" 5 năm (2005-2010).