[In trang]
Chất lượng của các sản phẩm nông sản và thực phẩm là một thách thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm xét về mặt chất lượng
Thứ hai, 18/05/2015 - 14:52
Được sự đồng ý của Ban Bí thư TW Đảng, nhận lời mời của Công đoàn Nông Lâm Quốc tế (UIS - TAACT), đoàn đại biểu Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (CĐNN&PTNTVN) đã tham dự Hội nghị Ban Chấp hành UIS - TAACT tổ chức tại Pari, Pháp từ ngày 12/4 -20/4/2015.

Đoàn gồm các đồng chí:

1- Ngô Thị Anh Tuyên - Phó Chủ tịch CĐNN&PTNTVN, Trưởng đoàn;

2- Trần Thị Bích Thuỷ - Phó Trưởng Phòng, Ban Đối ngoại TLĐLĐVN.

Hội nghị bắt đầu từ ngày 13/4 và kết thúc vào ngày 14/4. Đồng chí Aliou Ndiaye - Chủ tịch UIS -TAACT chủ trì Hội nghị.

Tham dự hội nghị có 38 đại biểu trong đó có 32 đại biểu quốc tế đến từ 21 tổ chức công đoàn thuộc 19 quốc gia.

Hội nghị dành 3 trên tổng số 4 phiên họp để nghe, thảo luận các báo cáo quốc gia và tham luận của Công đoàn chủ nhà. Phần lớn báo cáo quốc gia đều tập trung trình bày về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình ngành nông nghiệp và tình hình lao động trong ngành trước và sau khủng hoảng; hoan nghênh, đồng tình với báo cáo định hướng của đồng chí Julein Huck, Tổng Thư ký UIS - TAACT đồng thời phản ánh, phân tích bối cảnh thế giới, cực lực lên án CNTB - nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế thế giới, gây nên tình trạng người lao động bị bóc lột nặng nề, bần cùng hóa tại các châu lục; kêu gọi người lao động tất cả các nước cần liên kết đấu tranh trong phong trào công đoàn thế giới.

\\"\\"

Chiều ngày 14/4, Hội nghị thảo luận về công tác chuẩn bị Đại hội lần thứ 4 UIS - TAACT, diễn ra vào năm 2016 sắp tới tại Paris, Pháp. Báo cáo tài chính năm 2015 cho thấy nguồn thu của UIS - TAACT chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Công đoàn Nông Lâm Pháp (FNAF), kinh phí này không đủ để đáp ứng mọi hoạt động của UIS - TAACT tại tất cả các châu lục. Ban Thư ký UIS - TAACT kêu gọi các tổ chức thành viên đóng niên liễm, tuỳ theo điều kiện kinh tế của từng tổ chức.

Ngày 15/4 các đại biểu tham dự Hội thảo chất lượng Nông sản và thực phẩm

Vấn đề chất lượng của các sản phẩm nông sản và thực phẩm là một thách thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm xột về mặt chất lượng. Nạn đói hoành hành tại 40 quốc gia năm 2008, do việc đầu cơ và tăng giá thực phẩm là một thách thức lớn trong chính sách lương thực. Đối với người dân, việc tiếp cận thực phẩm là thách thức chủ yếu. Chất lượng sản phẩm không có nhiều ý nghĩa đối với hàng tỉ người trên thế giới đang phải đối mặt với nạn đói. 3 triệu người Pháp thường xuyên phải trông chờ viện trợ lương thực, 17 triệu người Mỹ bị tác động bởi “mất an ninh lương thực”. Nghèo đói, thiếu nguồn thu nhập ảnh hưởng tới sức khỏe thể trạng lẫn tâm sinh lý của con người. Những đứa trẻ sinh ra từ những ông bố, bà mẹ này bị suy dinh dưỡng, bị khiếm khuyết trầm trọng, thậm chí không cách nào khắc phục được vì thiếu chất, thiếu ăn. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng, tồn tại thời gian dài mà việc trợ cấp thực phẩm ở cấp quốc gia hay quốc tế đều chưa giải quyết được. Vấn đề này đó làm dấy lên câu hỏi về chủ quyền lương thực, quyền độc lập, tự do của người dân. Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết nếu mang lại cho họ một việc làm ổn định, lương cao, nếu họ có quyền tự chủ, được sống thực sự chứ không phải chỉ là vấn đề tồn tại đơn thuần, nếu họ được phát triển toàn diện về thể chất, văn hóa, chính trị và xã hội.

Hội thảo đó đi sâu phân tích tình hình chất lượng nông sản, thực phẩm tại mỗi quốc gia, phân tích nguyên nhân của tình trạng này. Sự theo đuổi lợi nhuận tối đa của các tập đoàn xuyên quốc gia dẫn đến việc cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách cắt giảm công đoạn sỳc rửa, vệ sinh dây chuyền sản xuất; sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu trong trồng trọt, thuốc tăng trọng trong chăn nuôi; thay thế con người bằng máy móc tự động trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, cắt giảm hoặc giải tán nhân sự ở các phòng thí nghiệm… dẫn đến chất lượng sản phẩm kém đi, gây nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Thông qua hoạt động xuất khẩu và tăng cường sự hiện diện tại các nước, cùng với việc nắm giữ đất canh tác, các tập đoàn xuyên quốc gia đó là làm suy yếu sản xuất hộ gia đình, phá hủy giai cấp nông dân, bóc lột công nhân và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên cũng như đe dọa tới môi trường và hệ sinh thái, đóng cửa nhà máy, sa thải công nhân, việc làm bấp bênh, thất nghiệp đồng thời làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các nền nông nghiệp, giữa nông dân với công nhân nông nghiệp.

Hội thảo với sự tham dự của đồng chí Mavrikos - Tổng Thư ký Liên hiệp Công đoàn Thế giới, đã thống nhất hành động, đoàn kết đấu tranh bảo vệ người lao động trong ngành vì quyền và lợi ích của người lao động, vì chủ quyền lương thực của mỗi quốc gia, vì cuộc sống ấm no của người dân trên toàn thế giới.

Đoàn đã có cuộc gặp bên lề với đồng chí Freddy Huck - Chủ tịch FNAF, Thư ký UIS  TAACT. Đồng chí Freddy đánh giá cao vai trò của CĐNN&PTNTVN trong UIS TAACT, mong muốn CĐNN&PTNTVN đóng vai trò tích cực hơn nữa; đánh giá cao năng lực hoạt động và khả năng tổ chức sự kiện của CĐNN&PTNTVN thông qua việc tổ chức thành công Hội nghị Ban Chấp hành TUI TAACT tại Hà Nội tháng 10/2007.

Tại Hội thảo Chất lượng nông sản và Thực phẩm, đoàn đã có cuộc gặp với đồng chí Mavrikos - Tổng Thư ký Liên hiệp Công đoàn Thế giới. Đồng chí Mavrikos đánh giá cao vai trò và đóng góp của Công đoàn Việt Nam trong phong trào công đoàn thế giới.

Trong thời gian hội nghị, Đoàn đã có các cuộc tiếp xúc với các đoàn Marốc, Angiêri, Ai Cập, Xênêgan, Hy Lạp, Nga, Xecbi... nhận được nhiều thiện cảm của bạn bè quốc tế. Công đoàn Nông nghiệp Marốc và Xecbi mong muốn thiết lập quan hệ song phương với CĐNN&PTNTVN. Công đoàn Xênêgan mời CĐNN&PTNTVN sang dự Đại hội tháng 12/2015.

Đoàn đại biểu đó đến thăm và làm việc với Nhà máy Chè Fralib tại thành phố Marseille, cách Paris 850 km.

\\"\\"

 

\\"\\"

Nhà máy đóng gói và phân phối Chè Fralib, được thành lập từ năm 1895, trước đây thuộc tập đoàn Unilever, tập đoàn chế biến và phân phối nông sản, thực phẩm, đồ uống hàng đầu thế giới. Năm 2011, do thay đổi chiến lược kinh doanh, tập đoàn Unilever quyết định đóng cửa nhà máy tại Marseille, chuyển sang thị trường Ba Lan, dẫn đến nguy cơ 150 lao động bị mất việc làm. Trước tình hình đó, công nhân nhà máy đứng lên đấu tranh, yêu cầu tập đoàn duy trì hoạt động của nhà máy nhưng không được đáp ứng. Công nhân đã gửi đơn kiện lên Toà dân sự và thắng kiện, buộc tập đoàn phải để lại máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị, cơ sở vật chất... cho công nhân làm chủ. Hiện nay, số lượng lao động của nhà máy là 35 người, duy trì tuần làm việc 35h/5 ngày với mức lương 1.100 - 1.400 euro/tháng (mức lương tối thiểu của Pháp là 1.300 euro). Công nhân nhà máy đang tìm hướng đi mới cho sản phẩm của mình, xây dựng nhãn mác, thương hiệu mới. Nhà máy Chè đã mua và đóng gói 1 số loại chè xanh của Việt Nam như chè tuyết Suối Giàng (Yên Bái), Nhà máy mong muốn được sang thăm 1 số vùng trồng chè của Việt Nam nhằm xúc tiến thương mại.

 Xuất phát từ vai trò và vị thế ngày càng được củng cố của FNAF trong UIS TAACT, CĐNN&PTNTVN cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với FNAF.